HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-03-02-2015-08-img0 Ảnh-03-02-2015-08-img1 Ảnh-03-02-2015-08-img2 Ảnh-03-02-2015-08-img3 Ảnh-03-02-2015-08-img4 Ảnh-03-02-2015-08-img5 Ảnh-02-02-2015-22-img0 Ảnh-02-02-2015-22-img1 Ảnh-02-02-2015-22-img2 Ảnh-31-01-2015-17-img0
Bộ môn Phân tích Tài chính
Thứ năm, 22/08/2019 - 20:22

GIỚI THIỆU VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CHUYÊN NGÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính sau khi ra trường có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công tác khác nhau như:

- Tại khu vực quản lý nhà nước: Có thể làm trợ lý, thư ký, tham mưu cho lãnh đạo các cơ quan quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước (Trợ lý cho các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương…Trợ lý, tham mưu cho các cấp Lãnh đạo các Ban, Ngành, địa phương về quản lý kinh tế, tài chính; Có thể làm việc ở Vụ Kế hoạch - Tài chính của các Bộ, Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính doanh nghiệp, Cục và các Chi cục thuế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách tài chính và tại các Sở, Ban, Ngành...

- Tại các doanh nghiệp phi tài chính: Có thể làm việc tại Ban Tài chính – Kế toán, Ban Kiểm soát tại các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; làm việc tại Phòng Tài chính- Kế toán, Ban kiểm soát, Phòng phân tích tài chính tại các DN.

Tại các đơn vị sự nghiệp: Có thể làm việc tại Ban tài chính – Kế toán, Ban quản trị thiết bị và đầu tư tại các đơn vị sự nghiệp.

- Tại các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, Công ty Bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính: Có thể làm chuyên viên quản lý khách hàng doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng hoặc các Công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư; làm chuyên viên môi giới đầu tư của các công ty chứng khoán; chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán độc lập, công ty dịch vụ tài chính, chuyên viên phân tích và đánh giá thị trường và định giá tài sản của các quỹ đầu tư, các công ty thẩm định giá v.v. qua thử thách có thể trở thành lãnh đạo doanh nghiệp

- Tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, cơ quan nghiên cứu, Viện nghiên cứu...: Có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học về Phân tích tài chính, Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Phân tích tài chính DN, Phân tích tài chính tổ chức tín dụng, Phân tích tài chính nhà nước, Phân tích kinh tế… tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; làm nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng,...

Triển vọng nghề nghiệp

- Có đủ điều kiện để tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp về Phân tích tài chính (CFA), chứng chỉ hành nghề Kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp ở Việt Nam cũng như quốc tế.

- Có triển vọng trở thành chuyên gia phân tích kinh tế, phân tích tài chính, nhà đầu tư tài chính, lãnh đạo Ban/phòng Tài chính - kế toán, Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, Trưởng ban kiểm soát của DN (ngân hàng...), thành viên hội đồng quản trị của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và các doanh nghiệp; ..

- Có triển vọng trở thành các nhà lãnh đạo ở các cấp, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội...nếu luôn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp và quan hệ xã hội...

Bộ môn Phân tích TCDN

 

Số lần đọc: 1