HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-03-02-2015-08-img0 Ảnh-03-02-2015-08-img1 Ảnh-03-02-2015-08-img2 Ảnh-03-02-2015-08-img3 Ảnh-03-02-2015-08-img4 Ảnh-03-02-2015-08-img5 Ảnh-02-02-2015-22-img0 Ảnh-02-02-2015-22-img1 Ảnh-02-02-2015-22-img2 Ảnh-31-01-2015-17-img0
Bộ môn Tài chính doanh nghiệp
Thứ sáu, 23/04/2021 - 11:49

Chương trình đào tạo chất lượng cao chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp – Con đường dẫn tới tương lai trong kỷ nguyên số

Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (TCDN) là chuyên ngành thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng. Sự ra đời của chuyên ngành TCDN gắn với sự hình thành, phát triển của trường đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính)

1. SỰ CẦN THIẾT ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Tại Nghị quyết TW 8 khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Đây được xem như là định hướng chiến lược về phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo trong điều kiện hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho các trường đẩy mạnh quá trình liên kết đào tạo, nhập khẩu các chương trình đào tạo chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của người học. Bên cạnh đó, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh quá trình tự chủ đối với các trường đại học công lập, đây là điểm cởi trói cho các trường trong việc đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng đạo tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội.  

Hơn nữa, trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc. Một mặt, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đã tạo kênh huy động vốn và đầu tư vốn đa dạng hơn cho các doanh nghiệp; mặt khác, những biến động thăng trầm của kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian qua, đã làm cho nhiều doanh nghiệp nước ta làm ăn thua lỗ, không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình đó là do công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp vẫn còn chưa được thực hiện tốt.

Vai trò của nhà quản trị tài chính hiện nay ở nước ta hiện chưa được coi trọng đúng mức. Các nghiệp vụ đánh giá hiệu quả chính sách huy động vốn, hiệu quả chính sách đầu tư vốn, đánh giá hiệu quả chính sách phân phối lợi nhuận, quản trị dòng tiền, lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp … được thực hiện không bài bản, thiếu khoa học và thiên về cảm tính. Đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trong thời gian qua có khá nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, khả năng kiểm soát rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính rất yếu.

Hiện nay, chỉ có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có chức danh giám đốc phụ trách tài chính theo đúng nghĩa khoa học của vị trí này, nhưng hầu hết các giám đốc tài chính đều chưa được đào tạo bài bản. Mặt khác, thị trường tài chính ở nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, nên các giám đốc tài chính cũng chưa có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng của mình. Tình trạng thiếu giám đốc tài chính hoặc non kém về trình độ đồng nghĩa với việc thiếu một cán bộ quản lý chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Với xu thế hội nhập kinh tế - tài chính ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính thì vị trí, vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp trong tương lai không xa nữa sẽ được khẳng định và coi trọng đúng mức trong bộ máy quản trị doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp tiến tới sẽ đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị tài chính doanh nghiệp có năng lực chuyên môn cao, có khả năng làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế, có khả năng thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trong những năm qua, nắm bắt xu hướng phát triển đó và đòi hỏi của thị trường lao động, Học viện Tài chính luôn không ngừng đổi mới để theo kịp trình độ của các trường hàng đầu trong khu vực và trên thế giới nhằm đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp có chất lượng cao.

Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn của các doanh nghiệp, cùng quá trình hội nhập quốc tế, xét trên năng lực hiện có của Học viện Tài chính, Chương trình đào tạo chất lượng cao hệ đại học chính quy ngành Tài chính-Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp được xây dựng là rất cần thiết, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp.

2. TÍNH ƯU VIỆT CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

- Chương trình đào tạo ưu việt, kết hợp định hướng các chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTCLC) của chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp được thiết kế để bảo đảm sinh viên CTCLC có kiến thức chuyên môn cao, Giảng viên và trợ giảng CTCLC đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn được quy định ở Điều 6 của Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT. Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ bởi giảng viên trình độ tiến sĩ trở lên hoặc được đào tạo ở nước ngoài. Ngoài các môn học về chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sinh viên CTCLC còn được tham gia các buổi seminar, kỹ năng mềm cần thiết cho cán bộ làm công tác Tài chính. Sinh viên có cơ hội nhận bằng cử nhân Kế toán ứng dụng của Trường Đại học Oxford Brookes và Chứng chỉ Diploma nâng cao về Kế toán và Kinh doanh của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA)

- Hơn 60% các môn học (học phần) của chương trình học bằng Tiếng Anh, chuẩn đầu ra Tiếng Anh B2 Khung CERF, tin học thành thạo

Đối với chương trình ĐT CLC chuyên ngành TCDN, trong khối lượng kiến thức ngành và chuyên ngành có hơn 60% môn học (học phần) của chương trình sinh viên được học bằng tiếng Anh, cho nên sinh viên tốt nghiệp CTCLC phải đạt chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Bên cạnh đó, sinh viên có kỹ năng tin học tốt, sử dụng thành thạo các phần mềm có liên quan để phục vụ cho quá trình tác nghiệp chuyên môn điều này giúp sinh viên tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá

- Sinh viên được học tập thực tế tại các doanh nghiệp, được cung cấp kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này.

Sinh viên CTCLC được tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo khoa học và đi thực tế tại các doanh nghiệp để sinh viên có thể tiếp xúc với các vấn đề thực tiễn và do đó có kiến thức toàn diện hơn. Điều này cũng góp phần tăng cường năng lực thích nghi với môi trường làm việc thực tế sau tốt nghiệp của sinh viên

- Sinh viên được đào tạo kỹ năng mềm nên có năng lực dẫn dắt, chủ trì, làm việc theo nhóm vượt trội.

 Với việc biên chế quy mô lớp nhỏ, Sinh viên CTCLC được giảng dạy và học tập theo hướng tăng cường năng lực làm việc nhóm và phát triển khả năng lãnh đạo của sinh viên. Sinh viên CTCLC thường xuyên phải làm việc theo nhóm, thuyết trình và tự chủ trì các buổi thảo luận trên lớp. Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia vào các nhóm nghiên cứu viết đề tài hoặc bài báo khoa học, tham gia các khoá học để xây dựng và nâng cao kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý, lãnh đạo và đàm phán qua các học phần tương ứng.

- Cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho sinh viên Chất lượng cao

Phòng học của sinh viên CTCLC được thiết kế với tiêu chuẩn riêng, hiện đại và tiện nghi. Có đủ các phương tiện như: bảng thông minh, máy chiếu, full wifi, bàn ghế hiện đại, điều hoà hai chiều, loa âm trần… trong phòng học nhằm phục vụ tốt nhất cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên. Ngoài ra, cũng như các sinh viên khác sinh viên CTCLC còn được sử dụng hệ thống thư viện hiện đại, phong phú chủng loại giáo trình, sách chuyên ngành; chuyên khảo và các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, kỹ năng mềm... phục vụ đa dạng nhu cầu của người đọc. Bạn đọc được chọn và mượn sách trực tuyến qua hệ thống thư viện điện tử. Đến thư viện không chỉ để mượn và đọc sách mà còn là nơi yên tĩnh, phù hợp với việc ôn tập, học tập, trao đổi của sinh viên, học viên theo các quy mô phòng đọc chung, phòng học nhóm và phòng đọc ngoại ngữ với màn hình TV 60 inch. Sân học và bể bơi đảm bảo tiêu chuẩn. Hội trường lớn 700 được trang hệ thống âm thanh và màn hình LED hiện đại, đảm bảo cho các hoạt động tập trung lớn với số lượng 700 chỗ ngồi. Phần mềm quản lý tổng thể hoạt động đào tạo của Học viện được xây dựng đồng bộ từ năm 2016, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu quản lý, điều hành của lãnh đạo Học viện cũng như cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến đầy đủ, thuận tiện cho người học. Hệ thống camera giám sát khắp các giảng đường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên Học viện với hơn 150 camera 360 độ đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng học tập, giảng dạy. Học viện đã đưa vào vận hành, quản lý phòng studio hiện đại, chuyên nghiệp phục vụ công tác truyền thông, tuyển sinh, giảng dạy của Học viện nói riêng và công tác quan hệ đối ngoại nói chung…. Có thể nói cơ sở vật chất của Học viện hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên và giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy và nghiên cứu

3. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.1. Mục tiêu chung

Sinh viên được phát triển  một cách toàn diện về kiến thức, kỹ năng, về mức độ tự chủ và trách nhiệm; nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật; có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế. Sinh viên phải có kiến thức chuyên sâu, đồng bộ, có khả năng ứng dụng một cách sáng tạo về công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp, có năng lực phân tích tài chính và dự báo tài chính độc lập nhằm tư vấn cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định tài chính tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, chương trình đào tạo chất lượng cao còn đào tạo ra các nhà quản trị tài chính có đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật.

3.2. Mục tiêu cụ thể

3.2.1. Về kiến thức

- Hiểu biết và vận dụng các kiến thức giáo dục đại cương cơ bản về toán học, tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chính trị, pháp luật vào nghề nghiệp và cuộc sống vào thực tế

- Nắm vững và áp dụng các kiến thức cơ sở khối ngành, hiểu biết và vận dụng nguyên lý kinh tế học làm tiền đề giải quyết các vấn đề về lĩnh vực tài chính- ngân hàng.

- Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về ngành Tài chính - Ngân hàng. Đặc biệt, có kiến thức tổng hợp, toàn diện và chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp. Nắm vững các quy định của Nhà nước và vận dụng thành thạo kiến thức chuyên môn vào thực tiễn tại doanh nghiệp

3.2.2. Về kỹ năng

- Có kỹ năng cơ bản và thuần thục các kỹ năng nghề nghiệp của chuyên ngành được đào tạo như: Kỹ năng phát hiện, xử lý thông tin, kỹ năng đánh giá, phản biện, kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác,…

-Đảm bảo kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt và thuyết trình Có kỹ năng làm việc nhóm (Team Work) và thuyết lập duy trì các mối quan hệ. Có kỹ năng làm việc độc lập, tự học và sáng tạo

- Có kỹ năng sử dụng Tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp, đọc và hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành. Có kỹ năng tin học tốt, sử dụng thành thạo các phần mềm có liên quan để phục vụ cho quá trình tác nghiệp chuyên môn

3.2.3. Về ý thức, thái độ và trách nhiệm

- Có ý thức công dân, tuân thủ pháp luật. Có đạo đức, tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu.

- Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức, xã hội và tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung về nghề nghiệp trong lĩnh vực Tài chính – ngân hàng.

3.2.4. Về vị trí/chức danh làm việc sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp của chương trình đào tạo chất lượng cao sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí sau:

- Có thể đảm nhận ngay công việc chuyên môn như: Chuyên viên tài chính, kế toán viên, kiểm soát viên tại các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty đa quốc gia thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

- Có thể làm việc chuyên môn tại các cơ quan quản lý Nhà nước như: Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính các tỉnh, Các Cục và Chi cục thuế, Kho Bạc nhà nước, các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách tài chính... thuộc các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương.

- Có thể làm nhà môi giới đầu tư trên TTCK; các chuyên gia tư vấn tài chính tại các Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty Tài chính, Công ty Kiểm toán, Sở Giao dịch chứng khoán, làm chuyên viên tín dụng tại các tổ chức Tài chính - Tín dụng, Chuyên viên tái thẩm định tại các ngân hàng.

- Có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học về tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính và định giá chứng khoán, lý thuyết tài chính tiền tệ tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; làm nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói chung và Tài chính doanh nghiệp nói riêng.

- Có triển vọng trở thành Trưởng Ban/phòng Tài chính - kế toán, Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, Trưởng ban kiểm soát, thành viên hội đồng quản trị của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Có khả năng trở thành chuyên gia tư vấn tài chính chuyên nghiệp cho các công ty, các tổ chức kinh tế, các quỹ đầu tư; chuyên gia cao cấp tại các Viện nghiên cứu về kinh tế và chiến lược tài chính.

3.2.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ của người học sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu và đào tạo sau đại học ở các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài.

- Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn về Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng trong và ngoài nước.

- Có khả năng tự học, cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết xã hội, trình độ và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, sẵn sàng dấn thân vào các vị trí quản lý có áp lực cao

- Có khả năng tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề quốc tế như ACCA, có năng lực học tiếp và đạt chứng chỉ hành nghề như CFA (Chartered Financial Analyst)

3.2.6. Về trình độ ngoại ngữ, tin học

- Trình độ ngoại ngữ đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014

- Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2 thông tư 03/2014/TT-BTTTT (gồm các mô đun cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương)

3.3. Bằng cấp - chứng chỉ

Sinh viên CTCLC có cơ hội nhận được 3 văn bằng, chứng chỉ:

- Bằng cử nhân chính quy chất lượng cao của Học viện Tài chính
- Bằng cử nhân Kế toán ứng dụng của Trường Đại học Oxford Brookes
-   Chứng chỉ Diploma nâng cao về Kế toán và Kinh doanh của ACCA

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CLC

4.1. Về kiến thức:

4.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

- Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế

- Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để vận dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi công việc được giao.

- Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có quan điểm và nguyên tắc phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội một các logic, khách quan, tích cực và tiến bộ.

- Nắm vững những nội dung cơ bản về giáo dục QP-AN của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

- Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, rèn luyện, nâng cao thể lực đáp ứng tốt yêu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hội nhập lao động quốc tế

4.1.2. Kiến thức cơ sở khối ngành

- Giúp cho sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế.

- Cung cấp cho sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra

4.1.3. Kiến thức chuyên ngành

- Nắm vững các kiến thức cơ bản kiến thức cơ sở ngành về nguyên lý kế toán, tài chính tiền tệ, pháp luật kinh tế,nguyên lý thống kê, tin học ứng dụng, kinh tế lượng.  Nắm chắc các kiến thức ngành về thuế và quản lý thuế, bảo hiểm, tài chính quốc tế, quản trị ngân hàng thương mại, thị trường tài chính, định giá tài sản, có kiến thức về kinh tế vĩ mô có tác động đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 

- Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về ngành Tài chính - Ngân hàng, cụ thể: Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế - tài chính trong nền kinh tế; nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng phù hợp trong thực tiễn; Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng; nắm chắc các kiến thức về kế toán, kiểm toán cũng như quản trị trong doanh nghiệp. Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng để phục vụ cho công tác chuyên môn; có kiến thức và trình độ sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ cho công tác chuyên môn.

- Có kiến thức tổng hợp, toàn diện và chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp. Nắm vững các quy định của Nhà nước và vận dụng thành thạo kiến thức chuyên môn về các nội dung quản trị tài chính trong doanh nghiệp; có kiến thức về tổ chức bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp, xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Có kiến thức và biết đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá và lựa chọn các chính sách tài chính cho doanh nghiệp. Có khả năng cập nhật cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân hàng nói chung

4.2. Về kỹ năng:

4.2.1. Kỹ năng cứng

- Có kỹ năng phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

- Có kỹ năng đánh giá, phản biện các vấn đề chuyên môn liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

- Có kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

- Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác

4.2.2. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt và thuyết trình.

- Có kỹ năng làm việc nhóm (Team Work) và thuyết lập duy trì các mối quan hệ

- Có kỹ năng làm việc độc lập, tự học và sáng tạo

- Kỹ năng ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014

- Kỹ năng tin học: Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2 thông tư 03/2014/TT-BTTTT (gồm các mô đun cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản)

4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

4.3.1. Về thái độ

- Có ý thức công dân, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Có đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực, khách quan và công tâm khi giải quyết công việc; Tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu

4.3.2. Về  trách nhiệm

- Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội

- Tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung về nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

5. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH/TIÊU CHÍ TUYỂN SINH

Học sinh tốt nghiệp THPT và tương đương, cụ thể:

- Đối tượng thuộc diện xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Đối tượng thuộc diện xét tuyển thẳng học sinh giỏi ở bậc THPT.

- Đối tượng xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT hàng năm.

- Đối tượng xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT hàng năm.

- Đối tượng xét tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài.

6. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT:

TT

Khối lượng kiến thức

Số TC

Ghi chú

I

Kiến thức giáo dục đại cương

47

 

1

Kiến thức chung

36

 

 

Phần bắt buộc

30

 

 

Phần tự chọn

06

 

2

Kiến thức GDQP&GDTC

11

 

II

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

93

 

1

Kiến thức cơ sở khối ngành

06

 

2

Kiến thức cơ sở ngành                

27

 

3

Kiến thức ngành                 

16

 

4

Kiến thức chuyên ngành

10

 

 

Phần bắt buộc

10

 

 

Phần tự chọn

 

 

5

Kiến thức bổ trợ             

24

 

 

Phần bắt buộc

20

 

 

Phần tự chọn

04

 

6

Kiến thức thực tập tốt nghiệp

10

 

 

Tổng tín chỉ (I+II)

140

 

 

Hiện nay, trong thời đại kỷ nguyên số, tính hiệu quả của doanh nghiệp tăng tốc gấp nhiều lần nhờ máy móc biết phân tích liên tục việc gì đang xảy ra, giúp cho CFO ra quyết định và xử lý thông số mỗi ngày. Kỹ thuật số, robot, phân tích tự động hóa sẽ giúp chúng ta thấu hiểu dữ liệu một cách sâu sắc hơn. Tuy nhiên, công nghệ chỉ cho ta xử lý dữ liệu khổng lồ bằng con mắt của con người, bằng những đôi mắt tươi mới, không nhìn theo lối mòn cũ, phải sáng tạo chính là chiến lược trong tương lai. Người máy không thể thay thế con người. Chính vì vậy, việc lựa chọn CTCLC chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp giúp sinh viên được phát triển  một cách toàn diện về kiến thức, kỹ năng, về mức độ tự chủ và trách nhiệm. Sinh viên có kiến thức chuyên sâu, đồng bộ, có khả năng ứng dụng một cách sáng tạo về công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp, có năng lực phân tích tài chính và dự báo tài chính độc lập nhằm tư vấn cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định tài chính tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Sinh viên có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế. Đây là những tiền đề rất quan trọng để các bạn sinh viên chuong trình chất lượng cao chuyên ngành tài chính doanh nghiệp vững bước trên con đường đi tới tương lai trong kỷ nguyên mới 4.0

BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

 

Số lần đọc: 14446