HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-03-02-2015-08-img0 Ảnh-03-02-2015-08-img1 Ảnh-03-02-2015-08-img2 Ảnh-03-02-2015-08-img3 Ảnh-03-02-2015-08-img4 Ảnh-03-02-2015-08-img5 Ảnh-02-02-2015-22-img0 Ảnh-02-02-2015-22-img1 Ảnh-02-02-2015-22-img2 Ảnh-31-01-2015-17-img0
Bộ môn Tài chính doanh nghiệp
Thứ ba, 21/08/2018 - 20:34

BỘ MÔN VÀ CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP - 55 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP-  55 NĂM  XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN.

Huân chương Lao động Hạng Ba

 

Sự hình thành và phát triển của Bộ môn Tài chính doanh nghiệp gần như gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (Học viện Tài chính ngày nay). Nhìn lại những chặng đường đã qua, chúng ta có quyền tự hào về sự trưởng thành, phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ, cũng như vị thế và những đóng góp của Bộ môn Tài chính doanh nghiệp đối với sự nghiệp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - tài chính của đất nước.

Bộ môn Tài chính doanh nghiệp đón nhận Huân chương lao động hạng 3

 

55 năm – một chặng đường đã đi qua; hôm nay, nhìn lại cái thuở ban đầu đầy gian khó, mùa thu năm 1964, nơi Quang Yên, Lập Thạch, Vĩnh Phúc, nơi lần lượt ra đời và phát triển của các Bộ môn Tài vụ công nghiệp, Tài vụ xây dựng cơ bản, Tài vụ thương nghiệp, Tài vụ nông nghiệp - là tiền thân của Bộ môn Tài chính doanh nghiệp thuộc Học viện Tài chính ngày nay. Lúc này, các Bộ môn Tài vụ đảm nhiệm giảng dạy hai môn học: môn Tài vụ và môn Phân tích. Dù năm tháng trôi qua, nhưng những hình ảnh về thế hệ Thày, Cô giáo đầu tiên đặt nền móng ban đầu xây dựng Bộ môn vẫn mãi mãi  không phai mờ trong tâm trí của các thế hệ giáo viên trong Bộ môn: Đó là những người Thầy kính yêu Trương Thừa Uyên, Võ Thành Hiệu, Lưu Văn Nhã, Huỳnh Đình Trữ, Đặng Ngọc Tấn, Lê Thanh Quảng, Lê Quang Vinh, Nguyễn văn Mã, Lê Văn Tiêu, Phan Văn Thể,  Lưu Đăng Ba, Đoàn Đoan, Mai Thiệu, Trần Văn Ký, Nguyễn Chí Bền, Trương Trọng Vĩnh, Phan Tử Kỳ, Đỗ Ngọc Dương v.v. Những đêm đông giá buốt năm nào, giữa núi rừng Quang Yên bên ngọn đèn dầu leo lét, những trang đầu tiên giáo trình Tài vụ xí nghiệp dần được hiện lên. Bên núi Thét, Quang Yên, các Bộ môn Tài vụ dần một lớn mạnh. Một lực lượng Thầy, Cô giáo còn rất trẻ được bổ sung cho các Bộ môn, với những cái tên mà sẽ còn được nhiều thế hệ sinh viên nhớ mãi: Trương Mộc Lâm, Nguyễn Tiến Hiền, Trần Quang Vinh, Nguyễn Bính, Phan Anh Hoàng, Lê Duy Hoan, Hoàng Giang, Phùng Thị Minh Tâm... tiếp đó là Nguyễn Đình Kiệm, Nguyễn Thế Khải, Nguyễn Xuân Trường, Lê Tiến Thiềng …rồi Lê Văn Ngữ, Nguyễn Quang Tạo, Nguyễn Văn Châu, Bùi Đạt Quỳ.v.v.

Thầy cô giáo Bộ môn TCDN về dự Lễ kỷ niệm 35 năm

thành lập Trường ĐH Tài chính- Kế toán Hà Nội

 

Có thể nào quên, những năm tháng hào hùng chống Mỹ cứu nước, dưới làn đạn bom rải thảm từ máy bay B52 của giặc Mỹ, nơi Đạm Nội, Phúc Yên; Thầy, Cô giáo của các Bộ môn Tài vụ vẫn miệt mài, hăng say truyền đạt kiến thức cho các thế hệ sinh viên trong những giảng đường đại học hiếm có trên thế giới này, với ụ đất và tấm ván thành bàn viết, với tre và nứa thành bục giảng.

Tháng 1 năm 1973 là dấu mốc lớn trong sự phát triển: Bộ môn Tài vụ các ngành được thành lập với Trưởng Bộ môn là Thầy giáo Võ Thành Hiệu. Bộ môn được bổ sung một thành viên mới: Bạch Đức Hiển. Lúc này, môn Phân tích được chuyển sang Khoa Kế toán. Một cuộc chia tay nghĩa tình đầy quyến luyến, sự chia tay của tiến trình phát triển.

Đầu năm 1974, cuộc chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn mới, để tăng cường lực lượng cho tiền tuyến theo quyết định của Bộ Tài chính một số giáo viên của Bộ môn rời bục giảng vào Nam. Đó là Thầy giáo Lưu Đăng Ba, Lê Văn Ngữ, Nguyễn Văn Tạo đã tham gia vào đoàn quân Nam tiến đó. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cả đất nước tưng bừng trong ngày vui đại thắng và rồi trong những ngày, tháng tiếp đó niềm vui lại đến bất ngờ: Cùng với hầu hết các Thầy, Cô giáo và sinh viên Trường Đại học Tài chính – Kế toán, các Thầy Cô giáo Bộ môn Tài vụ đã lên đường hành quân thẳng tiến phương nam để  tham dự những chiến dịch kinh tế ở miền Nam. Ngày 04/09/1975, các Thầy Cô giáo trong Bộ môn Tài vụ đã có mặt tại Sài Gòn. Phơi phới niềm vui giữa Thành đô trong những ngày đầu mới giải phóng và kỳ thú thay tại khách sạn Thiên Hồng – Quận 5, Chợ lớn, Bộ môn Tài vụ các ngành đã có cuộc họp mặt với các đồng nghiệp Nam Tiến năm xưa. Đêm phương nam, náo nức nhớ về Quang Yên, Tiền Châu, Đồi Sứ, Đồi Gai…mới ngày nào mà đã 40 năm rồi, một dấu ấn trong đời, nào ai trong cuộc đã dễ quên những ngày tháng ấy.

Sau khi non sông thống nhất, trước yêu cầu mới phát triển của đất nước, Bộ môn có nhiều thay đổi trong quá trình phát triển để đi đến thế ổn định vững chắc hơn.

Đồi Sứ, Đồi Gai, Sông Cà Lồ, rừng Thanh Lanh và Đại Nải, Xuân Hòa…Những cái tên gợi nhớ một thời đầy gian khó mà hào hùng: Đêm hè tiếng gầu khua giếng cạn, lửa củi khô thấm đẫm mồ hôi, ngọn đèn dầu nghiêng bên giáo án, mái nhà tranh gió rít từng cơn…để rồi mãi mãi thành huyền thoại, thành cổ tích. Thị xã Phúc Yên – chính nơi đây chứng kiến nhiều sự kiện đổi thay tan, hợp trong xu thế đi lên và trưởng thành của Bộ môn.

 Sau một thời gian phát triển, tháng 9 năm 1976, Bộ môn Tài vụ các ngành lại tách thành các Bộ môn Tài chính Công nghiệp, Tài chính Xây dựng cơ bản, Tài chính Thương nghiệp, Tài chính Nông nghiệp. Trong thời gian này, một lực lượng giáo viên trẻ lần lượt được bổ sung cho các Bộ môn: Trần Ngọc Khung, Nguyễn Văn Toàn, Vũ Công Ty, Đặng Văn Rĩnh, Đặng Trường Sơn, Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Thành Đô, tiếp đến là Vũ thị Yến, Tạ Văn Việt, Cao Vũ Hương, Trần Danh Thái, v.v.

 Tháng 10 năm 1982, trước yêu cầu mới của đất nước, môn học mới Tài vụ Giao thông vận tải ra đời, các Bộ môn cũng được sắp xếp lại dưới những cái tên mới: Bộ môn Tài chính Công nghiệp, Bộ môn Tài chính Xây dựng cơ bản và Giao thông vận tải (gọi tắt là Bộ môn Tài chính Giao – Xây), Bộ môn Tài chính Thương nghiệp và Nông nghiệp (thường gọi là Bộ môn Tài chính Nông – Thương). Để đáp ứng yêu cầu mới đào tạo cán bộ tài chính cho đất nước một lực lượng cán bộ khoa học được đào tạo nâng cao trình độ ở nước ngoài được tăng cuờng cho các Bộ môn như TS. Trương Mộc Lâm, TS Mai Thiệu, TS. Trần Văn Tá, TS. Đỗ Văn Thành và TS. Nguyễn Đình Kiệm. Giai đoạn từ 1981 đến 1985, các Bộ môn được bổ sung một lực lượng khá đông đảo giáo viên trẻ với những cái tên: Nguyễn Văn Khoa, Phạm Văn Liên, Nguyễn Thuỳ Dương, Lê Hồng Thăng, Trần Đình Tuyết, Nguyễn Văn Đát, Hoàng Văn Quỳnh, Vũ Thị Tiến, Bùi Văn Vần, Vũ Văn Đậu, Đinh Việt Tiến, Phạm Công Viển, Vũ Thị Hoa, Mai Văn Dự,và tiếp theo là Phạm Quốc Lộc, Phạm Xuân Tuyên, Trần Ngọc Hà, Phạm Sơn Hoài, Vũ Đình Thuyên, Hoàng Thúy Nguyệt, Đỗ Viết Hùng,  Đặng Đình Hào.

Thầy cô giáo Bộ môn TCDN hội ngộ

 nhân dịp về dự Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo VN 20-11-2014

Đất  nước bước vào thời kỳ đổi mới, để phù hợp với yêu cầu đào tạo mới, các Bộ môn Tài chính lại một lần nữa được tổ chức lại. Tháng 10, năm 1990 ra đời Bộ môn Tài chính doanh nghiệp các ngành sản xuất (gọi tắt là Bộ môn Tài chính doanh nghiệp sản xuất) và Bộ môn Tài chính doanh nghiệp Thương mại dịch vụ (thường gọi là Bộ môn Tài chính Thương mại – Dịch vụ). Lực lượng của Bộ môn Tài chính doanh nghiệp sản xuất được bổ xung thêm TS. Nguyễn Đăng Nam và giáo viên trẻ Nguyễn Thị Hoài Lê. Bộ môn Tài chính thương mại dịch vụ được tăng cường cô giáo Dương Thị Tuệ. Một dấu ấn trong thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành của cả hai Bộ môn là đã hoàn thành biên soạn và xuất bản cuốn giáo trình Tài chính doanh nghiệp sản xuất và tiếp đó là giáo trình Tài chính doanh nghiệp Thương mại dịch vụ. Đây được xem là cuốn giáo trình đầu tiên về tài chính doanh nghiệp trong cơ chế thị trường khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.

Tháng 9, năm 1995, Bộ môn chính thức mang tên mới: Bộ môn Tài chính doanh nghiệp - mở ra một trang mới trong lịch sử của Bộ môn và từ đó liên tục phát triển cho đến hôm nay. Trong những năm tháng này, nhiều Thầy, Cô giáo đã đóng góp lớn công sức cho sự phát triển của bộ môn. Đó là PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển, PGS.TS Nguyễn Đăng Nam, PGS.TS Vũ Công Ty, TS. Hoàng Văn Quỳnh, TS. Dương Thị Tuệ, TS. Bùi Văn Vần, TS. Nguyễn Minh Hoàng, ThS. Nguyễn Văn Khoa, ThS. Vũ Thị Yến, ThS. Vũ Thị Hoa, TS. Nguyễn Thị Hoài Lê...

“Thầy cô Bộ môn TCDN- Những năm tháng không quên”

Trong 55 năm qua, Bộ môn đã góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp đào tạo cán bộ tài chính cho đất nước. Trong đó, đã tham gia đào tạo hơn 12.000 sinh viên các khóa chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, tham gia bồi dưỡng hàng nghìn kế toán trưởng, hàng nghìn giám đốc doanh nghiệp và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đào tạo sau đại học của Học viện Tài chính. Hiện nay, hàng năm thường xuyên có trên 40 nghiên cứu sinh tham gia sinh hoạt ở Bộ môn. Trong sự nghiệp đào tạo của Học viện Tài chính, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp đã và đang tham gia đào tạo bồi dưỡng lực lượng cán bộ tài chính cho nước bạn Lào và Cămpuchia. Nhiều Thầy giáo của Bộ môn đã tham dự các chuyến  giảng dạy tại Viêng Chăn và Phnôm Pênh.

TS.Bạch Đức Hiển- nguyên Trưởng Bộ môn TCDN

tham gia giảng dạy tại nước bạn Lào

Trong quá trình phát triển, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp thường xuyên chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học. Giáo viên của Bộ môn đã chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu 04 đề tài cấp Nhà nước, 15 đề tài cấp Bộ và nhiều đề tài cấp Học viện, hàng trăm bài báo khoa học đã được đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài Học viện.

Một trong những công việc liên tục thu hút nhiều công sức đóng góp của các thế hệ đội ngũ giáo viên trong Bộ môn là biên soạn giáo trình. Cho đến nay, Bộ môn đã chủ trì, tham gia biên soạn hơn 30 giáo trình có chất lượng cao.

Đạt được kết quả như ngày hôm nay, một phần rất quan trọng là do Bộ môn thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn cao. Nhiều giáo viên của Bộ môn được cử đi tham dự các khóa học nâng cao trình đô chuyên môn ở nước ngoài và trong nước.

55 năm xây dựng, phát triển và liên tục phấn đấu, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đào tạo của Học viện Tài chính cũng như sự nghiệp đào tạo cán bộ tài chính cho đất nước. Những đóng góp ấy đã được ghi nhận: liên tục trong nhiều năm học, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp đã được tặng Bằng khen của Bộ Tài chính, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đặc biệt là năm 1998 đã được nhận Bằng khen của Thủ Tướng chính phủ do có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy đào tạo và nghiên cứu khoa học giai đoạn 1995 – 1997. Một mốc son đánh dấu sự phát triển và đóng góp của Bộ môn: Ngày 10/2/2004, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp vinh dự được đón nhận Huân chương lao động hạng ba của Chủ tịch Nước cộng  hoà XHCN Việt Nam trao tặng, do có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 1998 – 1999 đến năm học 2002 – 2003, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.. Những năm vừa qua, nhiều Thầy, Cô giáo của Bộ môn do có nhiều công sức đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bằng khen của Bộ Tài chính và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó, ba Thầy giáo đã được nhận danh hiệu cao quý của Nhà nước phong tặng là Nhà giáo ưu tú, hai Thầy giáo được Chủ Tịch nước ký tặng Huân chương lao động Hạng ba do đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo góp phần vào sự nghiệp xây dụng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, một Thầy giáo của Bộ môn đã được Chủ Tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ký sắc lệnh tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba do có công lao và thành tích to lớn trong vịêc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Tài chính của nước CHDCND Lào góp phần thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai dân tộc.

Toàn thể các Thầy, Cô giáo Bộ môn Tài chính doanh nghiệp luôn tâm niệm rằng những thành tích mà Bộ môn đạt được là sự kết tinh của quá trình phấn đấu liên tục trong suốt 55 năm qua của các thế hệ Thầy, Cô giáo trong Bộ môn dưới sự lãnh đạo và sự quan tâm sâu sắc của Đảng Uỷ, Ban Giám hiệu và Ban Giám đốc Học viện các nhiệm kỳ đã qua và hiện nay. Sự lớn mạnh của Bộ môn hôm nay cũng một phần không nhỏ là nhờ vào sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình của các Ban, Phòng, của các Khoa, các Bộ môn trong Học viện cũng như nhận được sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của các đồng nghiệp, đồng chí trong và ngoài Học viện Tài chính.

Bộ môn Tài chính doanh nghiệp xin chân thành cảm ơn Đảng Uỷ, Ban Giám đốc Học viện và các Ban, Phòng, các Khoa, các Bộ môn và các đồng nghiệp, đồng chí, đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn sự ủng hộ, giúp đỡ.

55 năm xây dựng, phát triển đã hình thành nên truyền thống tốt đẹp của Bộ môn. Đó là tinh thần đoàn kết, luôn ấm tình đồng chí, đồng nghiệp. Nhiều Thầy, Cô giáo của Bộ môn do yêu cầu công tác hoặc do hoàn cảnh riêng đã chuyển khỏi Bộ môn để đảm nhiệm vị trí công tác khác; song cứ đến ngày 20 tháng 11 hàng năm vẫn không quên ngày hội tụ trở lại Bộ môn. Những cái tên vẫn rất đỗi thân quen với các Thầy Cô giáo trong Bộ môn như: Mai Thiệu, Nguyễn Tiến Hiền, Đỗ Thành, Tạ Văn Việt, Đặng Trường Sơn, Đinh Việt Tiến, Vũ Thị Tiến, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Ngọc Hải, Mai Văn Dự, Vũ Đình Thuyên, Trần Ngọc Hà,..v..v. Bởi lẽ:

Năm tháng cùng Bộ môn,

Dấu ấn khó phai mờ.

Dòng thời gian cứ trôi,

Hương thời gian cứ tỏa,

Mầu thời gian vẫn xanh,

Tình đồng chí đồng nghiệp.

Đây Tài chính doanh nghiệp,

Một thời từng gắn bó,

Gian khó và ngọt bùi,

Vẫn bên nhau tình nghĩa,

Vẫn một lòng thủy chung

Chữ tài cùng chữ tâm

Cho Bộ môn bền vững.

Năm nhăm năm là thế,

Bao tình nghĩa vun đầy

Chẳng ai bị lãng quên,

Bụi thời gian không phủ,

Vẫn sáng ngời chữ Tâm.

Hiện nay, Bộ môn TCDN là một trong những Bộ môn nghiệp vụ chuyên ngành lớn của Học viện Tài chính với lực lượng giáo viên đông đảo gồm 24 giảng viên. Bộ môn TCDN là Bộ môn lớn nhất trong Khoa TCDN với số lượng giảng viên chiếm 53% số lượng giảng viên toàn Khoa.

Về chất lượng đội ngũ giảng viên, tính đến nay, Bộ môn đã có 100% giáo viên có học vị từ Thạc sỹ kinh tế trở lên. Trong đó, có 05 Phó giáo sư, 05 Giảng viên cao cấp, 02 giảng viên chính, 14 tiến sỹ kinh tế, 9 thạc sỹ kinh tế và hiện đang có 8 giáo viên đang làm NCS, đây là nguồn hứa hẹn đến năm 2020, Bộ môn sẽ có một đội ngũ giảng viên với tỷ lệ giảng viên đạt học vị từ tiến sỹ trở lên là trên 75%. Đội ngũ giáo viên của Bộ môn hiện nay được đào tạo khá bài bản, được cập nhật kiến thức quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong số đó có 9 giảng viên được đào tạo ở nước ngoài với trình độ ngoại ngữ cao và hiện có 8 giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy môn học Tài chính doanh nghiệp bằng Tiếng Anh tại Học viện Tài chính. Trong số đó, 3/4 là các Thầy, cô giáo trẻ, đầy tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Học viện, đang từng ngày nỗ lực phấn đấu vươn lên trong giảng dạy và NCKH. Lực lượng giáo viên trẻ của Bộ môn đang chắt lọc gìn giữ, kế thừa xứng đáng truyền thống tốt đẹp của các thế hệ Thầy, Cô giáo lớp trước, đồng thời vươn lên mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Một lực lượng giáo viên đáng tin cậy, đó là các Thầy Cô: PGS.TS. Vũ Văn Ninh, PGS.TS. Đoàn Hương Quỳnh, PGS.TS. Nguyễn Thị Hà, TS. Phạm Thị Vân Anh, PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa, TS. Bạch Thị Thanh Hà, TS. Đặng Phương Mai, TS. Diêm Thị Thanh Hải, TS.Nguyễn Thị Bảo Hiền, TS.Mai Khánh Vân, NCS. Nguyễn Tuấn Dương đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển lớn mạnh của Bộ môn.

Thầy cô giáo BM TCDN trong dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Học viện Tài chính

 

Trong những năm gần đây, trước những đổi thay mạnh mẽ của đất nước,  nhu cầu về nguồn nhân lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp ngày càng lớn, Học viện Tài chính đã và đang mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực tài chính đáp ứng nhu cầu xã hội, chính vì vậy Bộ môn đã được bổ sung thêm một đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn tốt để đáp ứng quy mô đào tạo ngày càng lớn mạnh của chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, các Thầy Cô đó là: TS.Lưu Hữu Đức, TS.Trần Thanh Thu, TS.Ngô Kim Hòa, ThS.NCS.Bùi Hà Linh, ThS.NCS.Nguyễn Trường Giang, ThS.NCS.Nguyễn Thu Hà, ThS.NCS.Hồ Quỳnh Anh, ThS.NCS.Nguyễn Thị Thùy Linh, ThS.NCS. Bùi Thu Hà, ThS.NCS.Phạm Minh Đức, ThS.Nguyễn Thu Thương và NCS.Hoàng Phương Anh. Đây hứa hẹn là đội ngũ giáo viên trẻ kế tục sự nghiệp xây dựng và phát triển Bộ môn trong tương lai.    

Đội ngũ giáo viên của Bộ môn TCDN ngày nay

 

Đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp đang đứng trước triển vọng to lớn, nhưng những nhiệm vụ nặng nề và những thách thức mới cũng đang đặt ra cho Bộ môn. Toàn thể các Thầy, Cô giáo của Bộ môn nguyện đồng tâm chung sức phát huy truyền thống của Bộ môn, phấn đấu vươn lên trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tự học tập bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu mới và xứng tầm với sự nghiệp đào tạo của đất nước.

          Bộ môn Tài chính doanh nghiệp – 55 năm xây dựng, phát triển và liên tục phấn đấu; trong quá trình đó, mặc dù có lúc thăng, trầm, nhưng vượt lên tất cả là tinh thần nỗ lực vươn lên, là chữ Tâm với đồng chí đồng nghiệp, với sinh viên của mỗi Thầy, Cô giáo ở Bộ môn này. Thử thách là to lớn nhưng tương lai phía trước rộng mở, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp đang trên con đường lớn, không ngừng phấn đấu vươn lên và ngày càng trưởng thành, vững mạnh.

  

BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Huân chương Lao động Hạng Ba

 

Địa chỉ: Khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính.

Năm thành lập: Năm 1964

 

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

- Giảng dạy môn học Tài chính doanh nghiệp cho toàn bộ sinh viên các chuyên ngành, các hệ đào tao của Học viện Tài chính và các lớp dồi dưỡng cán bộ quản lý thực tế.

- Tham gia đào tạo sau đại học.

- Tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là tài chính doanh nghiệp về lý luận và thực tiễn phục vụ công tác đào tạo và công tác quản lý thực tế.

II. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN HIỆN NAY

- Tổng số giáo viên: 23 giảng viên cơ hữu.

TT

Họ và tên

Chức vụ

1

PGS.TS.Vũ Văn Ninh

Trưởng Bộ môn, Giảng viên cao cấp

2

PGS.TS. Đoàn Hương Quỳnh

Phó trưởng Bộ môn, Giảng viên cao cấp

3

PGS.TS. Nguyễn Thị Hà

Phó trưởng Bộ môn, Giảng viên cao cấp

4

TS. Phạm Thị Vân Anh

Phó trưởng Bộ môn, giảng viên chính

5

PGS.TS. Bùi Văn Vần

Trưởng Khoa, Giảng viên cao cấp

6

PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa

Giảng viên cao cấp, Tốt nghiệp Master nước ngoài

7

TS. Diêm Thị Thanh Hải

 Giảng viên, Học TS ở nước ngoài

8

TS. Đặng Phương Mai

Giảng viên chính

9

TS. Bạch Thị Thanh Hà

Giảng viên

10

TS. Mai Khánh Vân

Giảng viên

11

TS. Nguyễn Thị Bảo Hiền

Giảng viên

12

TS.Lưu Hữu Đức

Giảng viên

13

TS.Trần Thanh Thu

Giảng viên, NCS ở nước ngoài

14

ThS.NCS. Bùi Hà Linh

Giảng viên,Tốt nghiệp Master nước ngoài

15

TS.Ngô Thị Kim Hòa

Giảng viên, Tốt nghiệp Master nước ngoài

16

ThS.NCS.Nguyễn Thu Hà

 Giảng viên

17

ThS.NCS. Hồ Quỳnh Anh

 Giảng viên

18

ThS.NCS.Nguyễn Trường Giang

 Giảng viên, NCS ở nước ngoài

19

ThS.NCS.Bùi Thu Hà

Giảng viên, Tốt nghiệp Master nước ngoài

20

ThS.NCS.Nguyễn Thị Thùy Linh

Giảng viên, Tốt nghiệp Master nước ngoài

21

ThS.NCS.Phạm Minh Đức

Giảng viên

22

ThS.Nguyễn Thu Thương

Giảng viên, Tốt nghiệp Master nước ngoài

23

NCS.Hoàng Phương Anh

Giảng viên

 

III. NHỮNG THÀNH TÍCH VÀ ĐÓNG GÓP

  1. Giảng dạy

Bộ môn đã tham gia giảng dạy môn học Tài chính doanh nghiệp cho hàng trăm nghìn sinh viên các hệ chính quy, liên thông, bằng hai và tại chức của Học viên Tài chính.

+ Giảng dạy hơn 10.000 sinh viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp.

+ Tham gia đào tạo hàng ngàn cao học viên và hàng trăm nghiên cứu sinh.

+ Tham gia đào tạo trên 5.000 kế toán trưởng và kiểm toán viên,

+ Giảng dạy bồi dưỡng hơn 3.000 giám đốc các doanh nghiệp.

+ Tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý tài chính cho nước bạn Lào và Campuchia

2. Nghiên cứu khoa học

Toàn thể giáo viên trong Bộ môn tham gia tích cực nghiên cứu khoa học: chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu các cấp.

Tổng số đề tài nghiên cứu đã thực hiện: 17, trong đó:

- Đề tài cấp Nhà nước: 2 đề tài.

+ Đề tài "Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý vốn đầu tư ở Việt Nam" - năm 1994, xếp loại khá (tham gia).

+ Đề tài "Thực trạng và giải pháp đảm bảo an toàn tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng ngân hàng Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế" - năm 2001, xếp loại khá (tham gia)

- Đề tài cấp Bộ: 10 đề tài

+ Đề tài "Đổi mới nhận thức về bản chất, chức năng và vai trò của tài chính nước ta trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường" - năm 1991, đạt loại khá (tham gia)

+ Đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cấp huyện" năm 1985 (tham gia)

+ Đề tài "Chính sách đầu tư của Việt Nam trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và hợp tác quốc tế" - năm 1993, xếp loại xuất sắc (tham gia)

+ Đề tài "Hoàn thiện đổi mới nội dung và chương trình đào tạo cán bộ tài chính - kế toán ở Việt Nam"  - năm 2001, xếp loại khá (tham gia)

+ Đề tài "Hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước trong nền  kinh tế thị trường ở Việt Nam"  - năm 2001, xếp loại khá (tham gia)

+ Đề tài "Những giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" -  Năm 2004, xếp loại xuất sắc (đồng chủ trì).

+ Đề tài "Cơ chế tài chính đối với Công ty TNHH một thành  viên"- năm 2005, xếp loại khá(tham gia).

+ Đề tài "Quản trị Tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay"- năm 2007, xếp loại Giỏi (chủ trì).

+ Đề tài “Xây dựng các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tài chính trong các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” năm 2011 và xếp loại Giỏi.

+ Đề tài: “Giám sát tài chính của Nhà nước đối với các DN ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” năm 2016

+ Đề tài “Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam” năm 2017

- Đề tài cấp Học viện: 36 đề tài tiêu biểu

+ Đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở xí nghiệp cơ khí nông nghiệp Mỹ Văn, Hải Hưng" - năm 1984, xếp loại khá.

+ Đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của hợp tác xã nông nghiệp" - năm 1987, xếp loại khá.

+ Đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý lao động và tiền lương ở nhà máy sửa chữa ô tô Cẩm Phả - Quảng Ninh " - năm 1985, xếp loại khá.

+ Đề tài "Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển quỹ tín thác đầu tư chứng khoán ở Việt Nam" - năm 2000, xếp loại khá.

+ Đề tài "Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy giao, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp Nhà nước" - năm 2001, xếp loại khá.

+ Đề tài "Hoàn thiện cơ chế hoạt động của Công ty Tài chính trong Tổng Công ty ở Việt Nam" - năm 2003, xếp loại khá..

+ Đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các doanh nghiệp ngoài quốc doanh" - năm 2003, xếp loại xuất sắc.

+ Đề tài “Quản lý tài chính của CTCP Mía đường Lam Sơn- Thực trạng và giải pháp kiến nghị”, năm 2008, xếp loại Khá

+ Đề tài: “Cơ cấu vốn và khả năng sinh lời của các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán ở Việt Nam”, năm 2009, xếp loại xuất sắc.

+ Đề tài: Chi phí sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” năm 2010, xếp loại xuất sắc

+ Đề tài:“Nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, năm 2010, xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài:Thẩm định tài chính dự án đầu tư- Lý luận và thực tiễn ở VN năm 2011,xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài: Cơ chế quản lý tài chính trong mô hình công ty mẹ- con: Thực trạng và kiến nghị, năm 2011, xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài“Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam- Thực trạng và những vấn đề đặt ra” năm 2011, xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, năm 2011, xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài: Tái cấu trúc tại các tổng công ty xây dựng ở Việt Nam: bài học kinh nghiệm và giải pháp, năm 2011, xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Thiết lập các hệ số tài chính trung bình chuẩn trong các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết chứng khoán Việt Nam” năm 2011, xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Nâng cao khả năng huy động vốn bằng hình thức thuê tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam” năm 2011, xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài: Đánh giá thực trạng  hiệu quả sản xuất điện tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại năm 2012, xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Giải pháp cho tăng trưởng bền vững trong ngành thép Việt Nam, năm 2012, xếp loại Xuất sắc.

+Đề tài“Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán” năm 2012, xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại các công ty ngành cơ khí- Thực trạng và giải pháp, năm 2013, xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài: Quản lý nợ trong các Tập đoàn kinh tế- Thực trạng và giải pháp, năm 2013xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp ở Việt Nam” năm 2013xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Sử dụng phân tích tài chính để đánh giá chiến lược cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành xây dựng ở Việt Nam” năm 2013xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài: “Sản phẩm tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn” năm 2014xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài: “Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thương mại dịch vụ ở Việt Nam năm 2014xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Đánh giá thực trạng tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam năm 2014xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Huy động vốn của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” năm 2015xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài Chính sách cổ tức và tác động của nó đến giá trị thị trường của các công ty Thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” năm 2015xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài Giải pháp quản lý nợ trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam năm 2015xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài: Tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các công ty xây dựng ở Việt Nam” năm 2015xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài: “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam năm 2016xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Trả cổ tức bằng cổ phiếu ở các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” năm 2016xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Đánh giá hiệu quả tài chính sau sáp nhập các doanh nghiệp Việt Nam năm 2016xếp loại Xuất sắc.

+ Đề tài “Huy động vốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam năm 2016xếp loại Xuất sắc.

Ngoài các công tác trên, giáo viên bộ môn đã viết khoảng 400 bài báo khoa học đăng trên Tạp chí khoa học của Học viện và các Tạp chí khoa học khác có uy tín

- Giáo trình: Chủ biên và tham gia biên soạn 16 giáo trình.

+ Giáo trình Tài chính công nghiệp – Chủ biên, xuất bản năm 1967 và năm 1972, năm 1988.

+ Giáo trình Tài chính nông nghiệp – Chủ biên, xuất bản năm 1973 và năm 1985.

+ Giáo trình Tài chính xây dựng cơ bản – Chủ biên, xuất bản năm 1972 và năm 1984.

+ Giáo trình Tài chính thương nghiệp – Chủ biên, xuất bản năm 1975 và năm 1983.

+ Giáo trình Tài chính giao thông vận tải – Chủ biên, xuất bản năm 1984

+ Giáo trình Tài chính doanh nghiệp sản xuất – Chủ biên. xuất bản năm 1991.

+ Giáo trình Tài chính Thương mại- Dịch vụ – Chủ biên, xuất bản năm 1992

+ Giáo trình Tài chính học - Tham gia biên soạn, xuất bản năm 1993.

+ Giáo trình Kế toán trưởng - Tham gia biên soạn, xuất bản năm 1991, năm 1998 và năm 2004.

+ Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp – Chủ biên, xuât bản  năm 1999 và năm 2001.

+ Bài tập Tài chính doanh nghiệp - Chủ biên, xuất bản năm 1992, năm 1997, năm 2001.

+ Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Dùng cho khóa đào tạo Đại học Tài chính tại nước CHDCND Lào) – Chủ biên, đã được dịch sang tiếng Lào, năm 2006.

+ Từ điển thuật ngữ Tài chính Việt – Lào: Tham gia biên soạn, lưu hành năm 2007.

+ Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Chủ biên, xuất bản năm 2007.

+ Giáo trình Thị trường chứng khoán – Chủ biên xuất bản năm 2008

+ Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Dùng cho các hệ ngoài chuyên ngành TCDN) – Chủ biên, xuất bản năm 2008

+ Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Chủ biên, xuất bản năm 2013

+ Giáo trình TCDN Tiếng Anh- Chủ biên, xuất bản năm 2014

+ Hệ thống câu hỏi và bài tập TCDN, chủ biên, xuất bản năm 2009, 2014

+ Sách bài tập lớn Tài chính doanh nghiệp xuất bản năm 2015.

+ Sách chuyên khảo Lập và quản lý ngân sách doanh nghiệp, xuất bản năm 2013

+ Sách chuyên khảo: Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, xuất bản năm 2016

3. Xây dựng đội ngũ

- Bộ môn thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt, bố trí lực lượng giáo dục tham dự các khoá đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở nước ngoài và trong nước.

- Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ và nâng cao trình độ của giáo viên trong Bộ môn về ngoại ngữ, vi tính và trình độ nghiệp vụ.

- Cứ giáo viên luân phiên đi thực tế để gắn kết lý luận và thực tiễn trong giảng dạy.

- Thường xuyên tổ chức có hiệu quả hội thảo sinh hoạt khoa học ở Bộ môn.

4. Xây dựng cơ sở vật chất.

- Xây dựng và hoàn thiện tốt hệ thống giáo trình và hệ thống Slide bài giảng, Bài tập chuyên ngành.

- Xây dựng và thường xuyên bổ sung  hệ thống tài liệu và sách tham khảo chuyên sâu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

IV. THI ĐUA KHEN THƯỞNG.

Với những thành tích đã đạt được, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp đã nhận được những phần thưởng (chỉ tính những năm gần đây):

1. Huân chương lao động hạng ba: Do Chủ Tịch nước ký tặng năm 2004, vì có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 1998 – 1999 đến năm học 2002 – 2003, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc

2. Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ: Năm 1998 do có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy đào tạo và nghiên cứu khoa học giai đoạn 1995 – 1997, năm 2008.

3. Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo:  Năm học 2000 – 2001, Năm học 2003 – 2004.

4. Bằng khen của Bộ Tài chính: Năm học 1995 - 1996: Năm học 1996 - 1997; Năm học 1997 - 1998; Năm học 1999 - 2000; Năm học 2001 – 2002, năm học 2010-2011, 2011-2012, năm học 2014-2015.

5. Cờ thi đua luân lưu: Của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Năm học 2006 – 2007 và Năm học 2007 - 2008

 

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CÁC BỘ MÔN TÀI VỤ

- TIỀN THÂN CỦA BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NGÀY NAY

 

TT

Họ và tên

Ghi chú

I

TÀI VỤ CÔNG NGHIỆP

 

1

Trương Thừa Uyên

Giảng môn Phân tích CN

2

 Võ Thành Hiệu

Giảng môn Tài vụ CN

3

Huỳnh Đình Trữ

 

4

Phan Văn Thể

 

5

Trần Văn Ký

 

6

Nguyễn Phương Hàm

 

7

Nguyễn Tiến Hiền

 

8

Hoàng Giang

 

9

Trần Văn Tá

 

10

Nguyễn Đình Kiệm

 

11

Hoàng Văn Quỳnh

 

12

Vũ Thị Tiến

 

13

Nguyễn Thị Liên

 

14

Nguyễn Thành Đô

 

15

Tạ Văn Việt

 

16

Trần Ngọc Hà

 

17

Vũ Đình Thuyên

 

18

Hoàng Thúy Nguyệt

 

19

Phạm Sơn Hoài

 

20

Nguyễn Viết Lịch

Giảng môn Phân tích CN

21

Nguyễn Xuân Trường

Giảng môn Phân tích CN

22

Lê Quang Vinh

Giảng môn Phân tích CN

23

Nguyễn Bính

Giảng môn Phân tích CN

24

Lê Duy Hoan

Giảng môn Phân tích CN

II

TÀI VỤ XÂY DỰNG CƠ BẢN

 

1

Đoàn Đoan

 

2

Nguyễn Chí Bền

 

3

Trần Quang Vinh

 

4

Phùng Thị Minh Tâm

 

5

Đỗ Văn Thành

 

6

Phạm Ngọc Quyết

 

7

Trần Ngọc Khung

 

8

Nguyễn Văn Toàn

 

9

Đặng Văn Rĩnh

 

10

Vũ Công Ty

 

11

Đinh Việt Tiến

 

12

Phạm Công Viền

 

13

Lê Hồng Thăng

 

14

Nguyễn Thuỳ Dương

 

15

Trương Mộc Lâm

Giảng môn Phân tích XDCB

16

Nguyễn Văn Mã

Giảng môn Phân tích XDCB

17

 Lê Thanh Quảng

Giảng môn Phân tích XDCB

18

Phan Anh Hoàng

Giảng môn Phân tích XDCB

III

TÀI VỤ THƯƠNG NGHIỆP

 

1

Lưu Văn Nhã

 

2

Lê Văn Tiêu

 

3

Phan Tử Kỳ

 

4

Lê Văn Ngữ

 

5

Nguyễn Quang Tạo

 

6

Lê Tiến Thiềng

 

7

Nguyễn Văn Châu

 

8

Dương Thị Tuệ

 

9

Cao Vũ Hương

 

10

Nguyễn Văn Đát

 

11

Vũ Thị Hoa

 

12

Mai Văn Dự

 

13

Nguyễn Minh Hoàng

 

14

Đỗ Viết Hùng

 

15

Đỗ Ngọc Dương

Giảng môn Phân tích Thương nghiệp

16

Nguyền Thế Khải

Giảng môn Phân tích Thương nghiệp

III

TÀI VỤ NÔNG NGHIỆP

 

1

Đặng Ngọc Tấn

 

2

Lưu Đăng Ba

 

3

Trần Văn Tiến

 

4

Mai Thiệu

 

5

Bạch Đức Hiển

 

6

Đặng Trường Sơn

 

7

Trần Danh Thái

 

8

Vũ Thị Yến

 

9

Phạm Văn Liên

 

10

Trần Đình Tuyết

 

11

Bùi Văn Vần

 

12

Vũ Văn Đậu

 

13

Trương Trọng Vĩnh

Giảng môn Phân tích Nông nghiệp

14

Bùi Đạt Quỳ

Giảng môn Phân tích Nông nghiệp

IV

TÀI VỤ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

1

Nguyễn Ngọc Hải

 

2

Nguyễn Văn Khoa

 

3

Nguyễn Thùy Dương

 

4

Phạm Quốc Lộc

 

5

Đặng Đình Hào

 

6

Phạm Xuân Tuyên

 

 

DANH SÁCH GIÁO VIÊN BỘ MÔN TCDN CÁC NGÀNH SẢN XUẤT

VÀ BỘ MÔN TCDN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

TIỀN THÂN CÚA BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NGÀY NAY

TT

Họ và tên

Ghi chú

I

BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÁC NGÀNH SẢN XUẤT

 

1

Huỳnh Đình Trữ

 

2

Phan Văn Thể

 

3

Nguyễn Đình Kiệm

 

4

Bạch Đức Hiển

 

5

Nguyễn Đăng Nam

 

6

Vũ Thị Yến

 

7

Vũ Công Ty

 

8

Hoàng Văn Quỳnh

 

9

Bùi Văn Vần

 

10

Vũ Đình Thuyên

 

11

Nguyễn Thị Hoài Lê

 

II

BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

 

1

Lê Văn Tiêu

 

2

Nguyễn Văn Khoa

 

3

Dương Thị Tuệ

 

4

Vũ Thị Hoa

 

5

Nguyễn Minh Hoàng

 

 

DANH SÁCH GIÁO VIÊN BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

TT

Họ và tên

Ghi chú

1

Nguyễn Đình Kiệm

 

2

Bạch Đức Hiển

 

3

Nguyễn Đăng Nam

 

4

Vũ Thị Yến

 

5

Vũ Công Ty

 

6

Hoàng Văn Quỳnh

 

7

Nguyễn Văn Khoa

 

8

Dương Thị Tuệ

 

9

Bùi Văn Vần

 

10

Vũ Thị Hoa

 

11

Nguyễn Minh Hoàng

 

12

Nguyễn Thị Hoài Lê

 

13

Đoàn Hương Quỳnh

 

14

Vũ Văn Ninh

 

15

Nguyễn Thị Hà

 

16

Phạm Thị Vân Anh

 

17

Trần Vinh Quang

 

18

Phạm Thị Thanh Hòa

 

19

Diêm Thị Thanh Hải

 

20

Đặng Phương Mai

 

21

Nguyễn Tuấn Dương

 

22

Bạch Thị Thanh Hà

 

23

Mai Khánh Vân

 

24

Trần Thanh Thu

 

25

Lưu Hữu Đức

 

26

Nguyễn Thị Bảo Hiền

 

27

Bùi Hà Linh

 

28

Ngô Thị Kim Hòa

 

29

Nguyễn Thu Hà

 

30

 Hồ Quỳnh Anh

 

31

Nguyễn Trường Giang

 

32

Bùi Thu Hà

 

33

Nguyễn Thị Thùy Linh

 

34

Phạm Minh Đức

 

35

Nguyễn Kim Nhung

 

37

Nguyễn Thu Thương

 

38

 Hoàng Phương Anh

 

 

DANH SÁCH CÁC TRƯỞNG BỘ MÔN CÁC THỜI KỲ ĐÃ QUA

 TT

Họ và tên

Ghi chú

1

Võ Thành Hiệu

- Trưởng Bộ môn Tài vụ công nghiệp

 

 

- Trưởng Bộ môn Tài vụ các ngành

2

Huỳnh Đình Trữ

- Trưởng Bộ môn Tài vụ công nghiệp

3

Nguyễn Tiến Hiền

- Trưởng Bộ môn Tài vụ công nghiệp

4

Nguyễn Đình Kiệm

- Trưởng Bộ môn Tài vụ công nghiệp và giao thông vận tải

5

Lưu Văn Nhã

- Trưởng Bộ môn Tài vụ thương nghiệp

6

Lê Văn Tiêu

- Trưởng Bộ môn Tài vụ thương nghiệp

 

 

- Trưởng Bộ môn Tài vụ thương nghiệp và nông nghiệp

 

 

- Trưởng Bộ môn Thương nghiệp và Dịch vụ

7

Đoàn Đoan

- Trưởng Bộ môn Tài vụ xây dựng cơ bản

8

Đỗ Văn Thành

- Trưởng Bộ môn Tài vụ xây dựng cơ bản

 

 

- Trưởng Bộ môn Tài vụ xây dựng cơ bản và giao thông vận tải

9

Đặng Ngọc Tấn

- Trưởng Bộ môn Tài vụ nông nghiệp

10

Lưu Đăng Ba

- Trưởng Bộ môn Tài vụ nông nghiệp

11

Mai Thiệu

- Trưởng Bộ môn Tài vụ nông nghiệp

12

Bạch Đức Hiển

- Trưởng Bộ môn Tài vụ nông nghiệp

 

 

- Trưởng Bộ môn Tài chính các ngành

 

 

- Trưởng Bộ môn Tài chính doanh nghiệp

13

Nguyễn Đăng Nam

- Trưởng Bộ môn Tài chính các ngành

 

 

- Trưởng Bộ môn Tài chính doanh nghiệp

14

Bùi Văn Vần

- Trưởng Bộ môn Tài chính doanh nghiệp

15

Vũ Văn Ninh

- Trưởng Bộ môn Tài chính doanh nghiệp

 

Số lần đọc: 51