HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-03-02-2015-08-img0 Ảnh-03-02-2015-08-img1 Ảnh-03-02-2015-08-img2 Ảnh-03-02-2015-08-img3 Ảnh-03-02-2015-08-img4 Ảnh-03-02-2015-08-img5 Ảnh-02-02-2015-22-img0 Ảnh-02-02-2015-22-img1 Ảnh-02-02-2015-22-img2 Ảnh-31-01-2015-17-img0
Giới thiệu Bộ môn Phân tích Tài chính doanh nghiệp
Thứ tư, 12/04/2023 - 7:4

Giới thiệu chuyên ngành Phân tích tài chính (Mã số 09), Khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính

GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (mã số 09)

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP – HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Chuyên ngành Phân tích tài chính (Chuyên ngành 09) được thành lập theo quyết định 508/2017/QĐ- HVTC, Bộ môn Phân tích TCDN (nay là Bộ môn Phân tích tài chính) được giao phụ trách chuyên ngành Phân tích tài chính.

Học viện Tài chính là trường ĐH đầu tiên của cả nước mở chuyên ngành Phân tích tài chính. Đây là chuyên ngành thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng. Sự ra đời của chuyên ngành xuất phát từ đòi hỏi của công tác quản lý tài chính trong toàn bộ hệ thống tài chính (doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đơn vị sự nghiệp; cơ quan nhà nước,...). Chương trình đào tạo cử nhân kinh tế - chuyên ngành Phân tích Tài chính là chương trình được thiết kế tiếp cận với chương trình học thuật và hành nghề chuẩn quốc tế theo chứng chỉ CFA.

Chuyên ngành Phân tích tài chính của Học viện Tài chính gồm: (1) Chương trình đào tạo cử nhân kinh tế - chuyên ngành Phân tích tài chính hệ chuẩn (định hướng theo CFA) và (2) Chương trình đào tạo cử nhân kinh tế - chuyên ngành Phân tích tài chính hệ chất lượng cao (theo định hướng của CFAB của ICAEW và CFA)

I. Giới thiệu chung:

Bộ môn quản lý chuyên ngành: Bộ môn Phân tích tài chính; Khoa TCDN, Học viện Tài chính.

Địa chỉ: Phòng 408 – Nhà hiệu bộ - Học viện Tài chính – số 58 đường Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Email: phantichtc@hvtc.edu.vn

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Thị Thanh

Phó trưởng bộ môn: TS. Phạm Thị Quyên

                                 TS. Hoàng Thị Thu Hường

                                 TS. Nguyễn Hữu Tân

II. Mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Phân tích Tài chính

+ Có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng Phân tích tài chính, nắm vững kỹ năng phân tích tài chính vi mô và vĩ mô, dự báo tài chính.

+ Có khả năng đánh giá hiệu lực và hiệu quả chiến lược, kế hoạch tài chính đã xây dựng, triển khai trong doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị hành chính, sự nghiệp

+ Có khả năng phân tích hiệu quả và giám sát các chính sách tài chính vĩ mô, vi mô.

+ Có khả năng dự báo được tiềm năng, cơ hội, thách thức, nguy cơ đối với ngành tài chính, tài chính đơn vị, cung cấp thông tin thích hợp và tham mưu có hiệu quả cho các cấp quản lý kinh tế, tài chính ra quyết định kịp thời, hiệu quả.

+ Có khả năng vận dụng thành thạo lý luận vào thực tiễn quản lý tài chính;

+ Có kỹ năng tự chủ, làm việc nhóm, quản lý và lãnh đạo, giao tiếp… để phục vụ cho cuộc sống và luôn tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp trọng bối cảnh môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội…liên tục thay đổi

III. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Phân tích Tài chính

- Chuẩn về kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học Tài chính - Ngân hàng, về khoa học xã hội. Đồng thời có kiến thức tổng hợp, chuyên sâu về Phân tích tài chính của mọi tổ chức, đơn vị thuộc khu vực kinh tế công và khu vực tư. Nắm vững và luôn tuân thủ quy tắc, dạo đức nghề nghiệp. Sử dụng thành thạo các các công cụ phân tích định tính và định lượng để đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi khả năng phân tích, tư vấn, dự báo chuyên sâu trong các hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị.

+ Có kiến thức chuyên sâu về phân tích cơ bản, có khả năng vận dụng lý thuyết phân tích vào thực tiễn phân tích tài chính tại các đơn vị.

+ Nắm vững các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính công và các kiến thức bổ trợ về kinh tế phục vụ cho công tác chuyên môn về chuyên ngành Phân tích tài chính.

+ Nắm vững phương pháp phân tích các nhân tố tác động đến tình hình tài chính của các đơn vị, tổ chức nhằm phục vụ việc ra quyết định của các chủ thể quản lý.

+ Nắm vững và vận dụng tốt các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính đối với các đơn vị, tổ chức, nắm chắc cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp, ngân hàng. Có khả năng tự cập nhật các kiến thức liên quan đến chế độ, chính sách trong lĩnh vực tài chính.

- Chuẩn về kỹ năng (kỹ năng cứng và kỹ năng mềm):

+ Kỹ năng vận dụng kiến thức tài chính – Ngân hàng; kỹ năng vận dụng chuyên môn Phân tích tài chính vào thực tiễn, từng bước phát triển năng lực nghề nghiệp.

+ Kỹ năng lập luận, tính toán, phân tích dữ liệu và xử lý thông tin tài chính của đơn vị để tư vấn cho chủ thể quản lý ra quyết định.

+ Kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết báo cáo

+  Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao theo Khoản 3, điều 2 thông tu 03/2014/TT-BTTTT hoac tương đương.

+ Biết cách sử dụng các phương tiện và phần mềm hỗ trợ phân tích tài chính.

+ Đạt trình độ bậc 3/6 (đối với chương trình chuẩn) và bậc 4/6 (đối với chương trình CLC) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo thông tu 01/2014/TT-BGDĐT ngay 21/01/2014 hoặc tương đương.Có khả năng khai thác và sử dụng các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.

- Chuẩn về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

+ Đạo đức tốt, trung thực, cầu thị, có trách nhiệm trong công việc.

+ Luôn điều chỉnh hành vi bản thân cho phù hợp với đạo đức nghề nghiệp

IV. Vị trí việc làm của sinh viên chuyên ngành Phân tích Tài chính

Sinh viên tốt nghiệp CN Phân tích Tài chính sau khi ra trường có thể đảm nhiệm những công việc:

- Hành nghề Phân tích tài chính độc lập.

- Tại khu vực quản lý nhà nước: Làm trợ lý/thư ký, tham mưu cho lãnh đạo các cơ quan quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước như: Trợ lý cho các: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương…; Trợ lý, tham mưu cho các cấp Lãnh đạo các Ban, Ngành, địa phương về quản lý kinh tế, tài chính; Có thể làm việc ở Vụ Kế hoạch - Tài chính của các Bộ, nhất là các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính doanh nghiệp, Cục và các Chi cục thuế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách tài chính... và tại các Sở, Ban, Ngành…..

- Tại các doanh nghiệp phi tài chính: Có thể làm việc tại Ban Tài chính - Kế toán, Ban Kiểm soát tại các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; làm việc tại Phòng Tài chính- Kế toán, Ban kiểm soát, Phòng phân tích tài chính tại các Tập đoàn; công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tại các đơn vị sự nghiệp: Có thể làm việc tại Ban tài chính – Kế toán, Ban kiểm soát; phòng kinh tế tổng hợp... tại các đơn vị sự nghiệp.

- Tại các doanh nghiệp tài chính như các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, Công ty Bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính; công ty kiểm toán..: Có thể làm chuyên viên quản lý khách hàng của các tổ chức tín dụng hoặc các Công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư; làm chuyên viên môi giới đầu tư của các công ty chứng khoán; chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán độc lập, công ty dịch vụ tài chính, chuyên viên phân tích và đánh giá thị trường và định giá tài sản của các quỹ đầu tư, thẩm định tài sản, chuyên viên quản trị rủi ro…chuyên viên Phân tích thuộc bộ phận phân tích của Ngân hàng thương mại; công ty Bảo hiểm; công ty chứng khoán...

- Tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, cơ quan nghiên cứu, Viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, hiệp hội nghề nghiệp: Có thể trở thành giảng viên giảng dạy tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; làm nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng...

V. Học liệu của chuyên ngành Phân tích tài chính

Giáo trình các môn học:

1. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

2. Lý thuyết phân tích tài chính

3. Phân tích kinh tế

4. Phân tích tài chính DN

5. Phân tích tài chính nhà nước

6. Phân tích tài chính Tập đoàn

7.  Phân tich tài chính tổ chức tín dụng

8. Giám sát tài chính (giảng ĐH và SĐH)

9. Phân tích tài chính (giảng sau ĐH)

10. Phân tích kinh tế - Tài chính (giảng sau ĐH).

11. Phân tích tài chính Tập đoàn (Tiếng Anh)

12. Phân tích tài chính doanh nghiệp (Tiếng Anh)

* Bài giảng gốc: Kinh doanh, công nghệ và Tài chính 1 (Tiếng Anh)

                             Kinh doanh, công nghệ và Tài chính 2 (Tiếng Anh)

* Tài liệu dịch:

1. Phân tích kinh tế (tiếng Anh)

2. Phân tích tài chính tổ chức tín dụng (Tiếng Anh)

3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp (Tiếng Anh)

4. Lý thuyết Phân tích tài chính (Tiếng Anh)

* Sách tham khảo, chuyên khảo

1. Đọc và phân tích báo cáo tài chính DN

2. Đọc và phân tích báo cáo tài chính cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

3. Quản trị rủi ro tài chính trong các TĐKT nhà nước. Lý luận – Thực tiễn.

4. Chủ DN với các báo cáo tài chính…..

* Đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Học viện  liên quan đến lĩnh vực PTTCDN; PTTC nhà nước; PTTC NHTM; Giám sát tài chính....

Học liệu của chuyên ngành Phân tích Tài chính

VI. Các đơn vị đồng hành với chuyên ngành Phân tích tài chính

  • Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales
  • Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS)
  • IDA Coaching Center
  • Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom)
  • Tổng công ty 36 – Bộ Quốc Phòng...

VII. Các hoạt động thường niên của chuyên ngành Phân tích tài chính

1. Đi thực tế tai các đơn vị: DN; Ngân hàng; Công ty chứng khoán; Đơn vị sự nghiệp...

2. Tổ chức cuộc thi “Phân tích đầu tư tài chính”  do BM Phân tích Tài chính và CTCP chứng khoán MB bảo trợ chuyên môn.

3. Minigame tìm hiểu về nghề Phân tích tài chính và chứng chỉ CFA

4. Khen thưởng cho sinh viên chuyên ngành đạt kết quả cao trong học tập và nghiên cứu khoa học. Phần thưởng đựơc trích từ Quỹ “Vì ngày mai lập nghiệp”

5. Phối hợp với ICAEW; IDA coaching Center và các đơn vị đối tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành.

6. Hỗ trợ sinh viên chuyên ngành gặp khó khăn

VIII. Đội ngũ cán bộ giảng viên của chuyên ngành

Lực lượng giảng viên của chuyên ngành Phân tích tài chính: 20 giảng viên, trong đó có 13 giảng viên cơ hữu, 01 giảng viên kiêm môn và 01 giảng viên kiêm chức; 05 giảng viên thỉnh giảng).

Trong đó, có 2 Phó giáo sư – Tiến sĩ; 15 Tiến sỹ (2 tiến sĩ học nước ngoài); 3 Thạc sỹ (01 Ths đang làm NCS trong nước). Có 01 giảng viên có chứng chỉ CFA; 1 giảng viên có chứng chỉ ACCA. 01 thạc sỹ nước ngoài. (Danh sách cán bộ giảng viên bô môn đến 3/2023

Danh sách giảng viên Bộ môn Phân tích tài chính tính đến tháng 3/2023

TT

Họ và tên

Chức vụ

1

PGS.TS.NGND. Nguyễn Trọng Cơ

Giám đốc HVTC – GVCC - GV kiêm chức

2

TS. Nguyễn Thị Thanh

Trưởng BM, Phó trưởng Khoa -GVC

3

TS. Phạm Thị Quyên

Phó trưởng BM - GVC

4

PGS.TS. Nghiêm Thị Thà

Nguyên Phó trưởng Khoa; Nguyên trưởng BM - GVCC

5

TS. Hoàng Thị Thu Hường

Phó Trưởng Bộ môn, Giảng viên chính

6

TS. Hồ Thị Thu Hương

Giảng viên chính

7

TS. Trần Đức Trung

Giảng viên chính

8

TS. Đào Hồng Nhung

Giảng viên chính

9

TS. Bạch Thị Thu Hường

Giảng viên chính

10

ThS.Nguyễn Thành Đạt

Giảng viên

11

TS. Vũ Đức Kiên

Giảng viên – tuyển dụng 2017

12

TS. Nguyễn Hữu Tân

Phó Trưởng Bộ môn

13

ThS.Lê Hải Anh

Giảng viên – tuyển dụng 2021

14

ThS.Trần Minh Giang

Giảng viên tập sự – tuyển dụng 2022

15

TS. Trần Thanh Thu

GV kiêm môn

16

TS. GVCC. Hoàng Đức Long

GV thỉnh giảng - Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Tài chính Marketting

17

TS. Nguyễn Đăng Thuận

GV thỉnh giảng - Phó Tổng GĐ Tổng công ty 36 – BQP

18

TS.Lê Quốc Minh

GV thỉnh giảng - Phó Tổng GĐ NHTMCP quân đội

19

TS. Nguyễn Lê Hoa

GV thỉnh giảng - Vụ phó Vụ Tài chính – quản trị. UB chứng khoán NN

20

TS. Nguyễn Thu Trang

GV thỉnh giảng - Trưởng phòng PT thị trường – Công ty TC TNHH MB Shinsei

 

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHUYÊN NGÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Đại diện Học viện Tài chính và đại diện FPT Telecom bàn giao Thỏa thuận hợp tác với CN Phân tích TC

Họp báo về cuộc thi Phân tích đầu tư tài chính năm đầu tiên (2018)

Chung kết cuộc thi Phân tích đầu tư tài chính

Sinh viên chuyên ngành Phân tích tài chính đi thực tế tại FPT Telecom

Báo cáo thực tế cho sinh viên chuyên ngành Phân tích tài chính 

Với chủ đề: Phân tích tài chính tại DN

Báo cáo thực tế cho sinh viên chuyên ngành Phân tích tài chính 

Với chủ đề: Phân tích tài chính tại DN Bảo hiểm

Báo cáo thực tế cho sinh viên chuyên ngành Phân tích tài chính

Với chủ đề: Phân tích tài chính tại công ty chứng khoán

Báo cáo thực tế cho sv chuyên ngành Phân tích tài chính với chủ đề: Phân tích TC tại Ngân hàng

SV chuyên ngành PTTC CLC tham gia chương trình chạy bộ
gây quỹ từ thiện do ĐSQ Anh tổ chức

Lãnh đạo Học viện,  lãnh đạo ICAEW, các thầy cô và lớp trưởng các lớp chất lượng cao

SV chuyên ngành PTTC CLC tham gia chương trình đào tạo

kỹ năng mềm với chuyên gia Singapore

Sinh viên chuyên ngành Phân tích đạt giải Nhất cuộc thi “Giới thiệu sách Học viện Tài chính”

Sinh viên chuyên ngành Phân tích tài chính trong Lễ vinh danh sinh viên tiêu biểu của năm (AEP 2023)

Hội thaỏ nghề Phân tích tài chính. Triển vọng và tương lai

Hỗ trợ sinh viên chuyên ngành Phân tích tài chính gặp khó khăn trong đại dịch

Bộ môn Phân tích Tài chính

Số lần đọc: 20515
Trang 1/2