HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-03-02-2015-08-img0 Ảnh-03-02-2015-08-img1 Ảnh-03-02-2015-08-img2 Ảnh-03-02-2015-08-img3 Ảnh-03-02-2015-08-img4 Ảnh-03-02-2015-08-img5 Ảnh-02-02-2015-22-img0 Ảnh-02-02-2015-22-img1 Ảnh-02-02-2015-22-img2 Ảnh-31-01-2015-17-img0
Tin hoạt động
Thứ hai, 14/07/2025 - 20:7

Chương trình đào tạo “Phân tích Tài chính” của Học viện Tài chính - Đón đầu xu thế phát triển của Đất nước!
Chương trình đào tạo Phân tích Tài chính thuộc ngành Tài chính- Ngân hàng của Học viện Tài chính và Khoa Tài chính doanh nghiệp là chương trình đào tạo non trẻ nhưng đầy triển vọng và đón đầu xu thế phát triển của đất nước. Hiện tại, Học viện Tài chính có 02 CTĐT Phân tích Tài chính, đó là CTĐT Phân tích Tài chính theo định hướng chứng chỉ quốc tế và CTĐT Phân tích Tài chính theo chương trình chuẩn. Xin trân trọng giới thiệu với các Phụ huynh và Thí sinh đang quan tâm tới 2 chương trình đào tạo này thông qua các câu hỏi và câu trả lời dưới đây:

Câu 1. Chuyên ngành Phân tích tài chính tại Học viện Tài chính được thành lập từ năm nào?

Xuất phát từ nhu cầu của xã hội và năng lực đào tạo, bắt đầu từ năm học 2017 – 2018, Học viện Tài chính tuyển sinh khoá đầu tiên của chuyên ngành Phân tích tài chính – hệ chuẩn và sang năm học 2018 – 2019, Học viện tuyển sinh khoá đầu tiên chương trình đào tạo Phân tích tài chính hệ chất lượng cao (nay là hệ định hướng CCQT).

Lãnh đạo HV, Đại biểu và các thế hệ Thầy cô giáo Bộ môn Phân tích Tài chính tại buổi gặp mặt các thế hệ giảng viên của Bộ môn.

Câu 2: Đội ngũ sư phạm của Bộ môn Phân tích Tài chính hiện nay có chất lượng như thế nào?

Đội ngũ sư phạm của Bộ môn PTTC hiện nay có 16 Thầy cô giáo đang công tác tại Học viện Tài chính, trong đó có 12 giảng viên cơ hữu, có 02 GV kiêm chức, 02 giảng viên kiêm môn. Trong số 16 giảng viên cơ hữu và kiêm môn của Bộ môn: Có 01 giáo sư, 12 tiến sĩ, 04 Thạc sĩ đang làm nghiên cứu sinh. Ngoài ra, Bộ môn còn có 05 giảng viên thỉnh giảng đang công tác tại các đơn vị thực tế bên ngoài Học viện.

 

Câu 3. Tại Học viện Tài chính có bao nhiêu chương trình đào tạo Phân tích tài chính?

Hiện nay tại Học viện Tài chính có 02 chương trình đào tạo Phân tích tài chính:

- Chương trình đào tạo Phân tích tài chính - chương trình chuẩn. Mã số 01.09 (được tuyển sinh từ khoá 55 của HVTC)

- Chương trình đào tạo Phân tích tài chính theo định hướng chứng chỉ quốc tế ICAEW. Mã 01.09QT (được tuyển sinh từ Khoá 56 của HVTC)

Các đội thi chụp ảnh lưu niệm cùng các Đại biểu, Nhà tài trợ

cuộc thi Phân tích Đầu tư Tài chính năm 2024

 

Câu 4. Khung chương trình đào tạo Phân tích tài chính theo định hướng chứng chỉ quốc tế tại Học viện Tài chính?

Chương trình đào tạo Phân tích tài chính theo định hướng chứng từ quốc tế khoá 63 với tổng số tín chỉ (gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC) là 131 tín chỉ, trong đó số tín chỉ không bao gồm kiến thức GDQP &AN, GDTC là 120 tín chỉ.

TT

Nhóm kiến thức

Số tín chỉ

A

Kiến thức giáo dục đại cương

41

A1

Kiến thức chung

30

 

- Phần bắt buộc

24

 

- Phần tự chọn

6

A2

Kiến thức GDQP&AN, GDTC

11

B

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

90

B1

Kiến thức cơ sở khối ngành

6

B2

Kiến thức cơ sở ngành                

24

B3

Kiến thức ngành                 

16

B4

Kiến thức chuyên ngành

14

 

- Phần bắt buộc

12

 

- Phần tự chọn

2

B5

Kiến thức bổ trợ             

20

B6

Kiến thức thực tập tốt nghiệp

10

 

Tổng số tín chỉ (gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC)

131

 

Tổng số tín chỉ (không bao gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC)

120

 

So với các chương trình đào tạo Phân tích tài chính theo định hướng chứng chỉ quốc tế các năm trước bổ sung nhiều môn, cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu khoa học; Trí tuệ nhân tạo; Thực hành PTTC; ….vv.

Trong đó:

- Kiến thức ngành gồm các môn học: TCDN căn bản; Thuế; Tài chính quốc tế; Hải quan; Thị trường tài chính; Phân tích và dự báo dữ liệu tài chính; Ngân hàng thương mại; Kinh tế quốc tế.

- Kiến thức chuyên ngành gồm các môn học: Phân tích tài chính căn bản; Phân tích tài chính DN; Phân tích tài chính các định chế tài chính; Phân tích tài chính nhà nước; Phân tích kinh tế; Giám sát tài chính.

- Kiến thức bổ trợ: Gồm có các học phần kỹ năng và các kiến thức của chương trình định hướng chứng chỉ quốc tế (CFAB)

Các học phần kỹ năng bao gồm các học phần như: Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; kỹ năng soạn thảo văn bản; Kỹ năng quản lý và tổ chức công việc; Kỹ năng tư duy phản biện và đàm phán; Kỹ năng quản lý thời gian và làm việc nhóm

Các học phần của chương trình định hướng chứng chỉ quốc tế (Kinh doanh, công nghệ và Tài chính) như: Luật kinh doanh (Business Law)-ICAEW CFAB; Thuế căn bản (Tax Fundamentals)-ICAEW CFAB; Thông tin quản trị kinh doanh và hiệu quả hoạt động (Business Insight and Performance)-ICAEW CFAB; Kế toán tài chính cơ bản (Accounting Fundamentals)-ICAEW CFAB; Bền vững và Đạo đức nghề nghiệp (Sustainability and Ethics)-ICAEW CFAB; Nguyên lý dịch vụ đảm bảo và rủi ro (Assurance and Risk Fundamentals)-ICAEW CFAB

Sinh viên CTĐT Phân tích tài chính tham gia trải nghiệm thực tế

tại công ty cổ phần FPT Telecom.

 

Câu 5. Khung chương trình đào tạo Phân tích tài chính chương trình chuẩn tại Học viện Tài chính?

Chương trình đào tạo Phân tích tài chính – chương trình chuẩn từ khoá 63 với tổng số tín chỉ (gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC) là 131 tín chỉ. Số tín chỉ không bao gồm kiến thức GDQP &AN, GDTC là 120 tín chỉ.

TT

Nhóm kiến thức

Số tín chỉ

A

Kiến thức giáo dục đại cương

41

A1

Kiến thức chung

30

 

- Phần bắt buộc

24

 

- Phần tự chọn

6

A2

Kiến thức GDQP&AN, GDTC

11

B

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

90

B1

Kiến thức cơ sở khối ngành

6

B2

Kiến thức cơ sở ngành                

24

B3

Kiến thức ngành                 

16

B4

Kiến thức chuyên ngành

14

 

- Phần bắt buộc

12

 

- Phần tự chọn

2

B5

Kiến thức bổ trợ             

20

B6

Kiến thức thực tập tốt nghiệp

10

 

Tổng số tín chỉ (gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC)

131

 

Tổng số tín chỉ (không bao gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC)

120

 

So với các chương trình đào tạo Phân tích tài chính các năm trước bổ sung nhiều môn, cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu khoa học; Trí tuệ nhân tạo; Thực hành PTTC; Tài chính số….

Trong đó:

- Kiến thức ngành bao gồm: TCDN căn bản; Thuế; Tài chính quốc tế; Hải quan; Thị trường tài chính; Phân tích và dự báo dữ liệu tài chính; Ngân hàng thương mại; Kinh tế quốc tế.

- Kiến thức chuyên ngành: Phân tích tài chính căn bản; Phân tích tài chính DN; Phân tích tài chính các định chế tài chính; Phân tích tài chính nhà nước; Phân tích kinh tế; Giám sát tài chính.

- Kiến thức bổ trợ: Kế toán doanh nghiệp căn bản; Thực hành phân tích tài chính; Nguyên lý thẩm định giá; Đầu tư vốn của doanh nghiệp; học phần kỹ năng; quản lý TC công; Tài chính số; Khởi nghiệp kinh doanh; Kiểm toán…

Lãnh đạo Học viện và Lãnh đạo Khoa TCDN trao tặng bó hoa tươi thắm tới các diễn giả tham gia Tọa đàm về nghề Phân tích tài chính

 

Câu 6: Sinh viên theo học chương trình đào tạo Phân tích tài chính sau này ra trường có thể làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Phân tích tài chính có thể làm ở các vị trí sau:

- Làm chuyên gia Phân tích tài chính độc lập trong và ngoài nước

- Tại các DN; Tổng công ty; Tập đoàn kinh tế: Làm việc ở Phòng phân tích tài chính (hoặc phòng phân tích kinh doanh) của DN; Ban (Phòng) Tài chính – Kế toán; Ban (Phòng) Kiểm soát của các Tập đoàn; Tổng công ty; DN ..

- Tại các ngân hàng thương mại: Làm việc ở bộ phận Phân tích tài chính; Ban kiểm soát của Ngân hàng TM (hội sở) và Bộ phận tín dụng của các chi nhánh NHTM…

- Tại các công ty tài chính, Công ty Bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư: Làm việc ở Bộ phận phân tích của Công ty tài chính; công ty Bảo hiểm; công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư; Công ty Kiểm toán và tư vấn Tài chính; Chuyên viên quản lý khách hàng doanh nghiệp tại các Công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư; làm chuyên viên môi giới đầu tư của các công ty chứng khoán; chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán độc lập, công ty dịch vụ tài chính, chuyên viên phân tích và đánh giá thị trường và định giá tài sản của các quỹ đầu tư, …

- Tại các cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: Làm việc ở các Bộ; Ban, Ngành; Cục; làm ở Phòng phân tích tài chính; Phòng kế hoạch Tài chính, Ban Tài vụ – quản trị và Ban đầu tư…. tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

- Tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, cơ quan nghiên cứu, Viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, hiệp hội nghề nghiệp: Làm giảng viên giảng dạy các môn học về Phân tích tài chính, Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Phân tích tài chính DN, Phân tích tài chính tổ chức tín dụng, Phân tích tài chính nhà nước, Phân tích kinh tế… tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; làm nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, là các nhà bình luận, phê bình, chuyên gia phân tích kinh tế, tài chính của các cơ quan truyền thông, hiệp hội nghề nghiệp…

SV Nguyễn Thị Hà Phương lớp CQ59/09.04CLC tham luận về chủ đề “The operational efficiency of South logistics joint stock company”

 

Câu 7: Việc hướng nghiệp và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên học CTĐT Phân tích tài chính định hướng chứng chỉ quốc tế được thực hiện như thế nào để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khi ra trường?

Học viện Tài chính là trường đại học đầu tiên trong cả nước mở chuyên ngành Phân tích tài chính phù hợp với yêu cầu và xu thế quản lý tài chính của các đơn vị, các tổ chức trong nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Năm nay là năm thứ 8 Học viện Tài chính tuyển sinh chương trình định hướng chứng chỉ quốc tế - chuyên ngành Phân tích tài chính. Việc hướng nghiệp, phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành Phân tích tài chính để đáp ứng được công việc khi ra trường đã được Học viện Tài chính và Bộ môn Phân tích tài chính quan tâm ngay từ khi sinh viên học năm thứ nhất. Cụ thể:

*Thứ nhất: Về rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm cơ bản

- Ngay từ khi vào trường các em đã được trải nghiệm rèn luyện kỹ năng mềm thông qua cuộc thi như “AOF - Xúc cảm đầu tiên” và trải nghiệm kỹ năng nhất là kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trìnhqua cuộc thi “Lớp tôi là” dành cho tân sinh viên chương trình đào tạo theo định hướng CCQT. Bên cạnh đó sinh viên còn được tham gia các cuộc thi dành riêng cho Sinh viên chất lượng cao (SV đào tạo theo định hướng chứng chỉ quốc tế) của Học viện Tài chính như: “AEP  student of The year”; “The Hamony”’ “English Champion”; ….Thông qua các cuộc thi này sẽ giúp SV rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm cần thiết.

- Điểm nổi bật của chương trình định hướng chứng chỉ quốc tế chuyên ngành Phân tích tài chính đó là trong chương trình đào tạo có học phần “Kỹ năng”. Sinh viên được đào tạo các kỹ năng cơ bản như Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng quản lý và lãnh đạo; Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc: Kỹ năng PR…

- Ngoài ra, các em được các chuyên gia đào tạo đến từ ICAEW và của IDA coaching Centre đào tạo kỹ năng mềm trong quá trình học tập tại Học viện Tài chính. Thông qua các cuộc thi và được đào tạo bài bản trên giảng đường sẽ giúp sinh viên rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm tốt hơn.

*Thứ hai: Về rèn luyện và phát triển kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp

- Sinh viên được trải nghiệm đầu tư cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm đầu tiên thông qua cuộc thi được tổ chức thường niên “Phân tích đầu tư tài chính” dưới sự bảo trợ chuyên môn của Bộ môn Phân tích tài chính và công ty cổ phần chứng khoán MB với phương châm “Đầu tư thực – lợi ích thực”. Thông qua cuộc thi này thì sinh viên được thực hành các kỹ năng về Phân tích cơ bản; Phân tích ngành và Phân tích kỹ thuật để lựa chọn cổ phiếu định đầu tư và phân bổ danh mục đầu tư cho phù hợp.

- Đối với các học phần chuyên ngành: Sinh viên được tham gia thuyết trình, làm bài tập nhóm đối với các tình huống: Tình huống về đạo đức hành nghề Phân tích tài chính; Thực hành Phân tích tài chính tại các DN theo các ngành; Phân tích tài chính tại các Ngân hàng thương mại; Phân tích tài chính tại Tập đoàn kinh tế; Phân tích tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Qua đó các em rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thông qua tiếp cận các tình huống thực tế tại các DN; các NHTM; Tập đoàn kinh tế; cơ quan hành chính hay đơn vị sự nghiệp…vv.

- Sinh viên được tham gia thực tế tại đơn vị để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ Phân tích tài chính tại các DN; Tập đoàn kinh tế; tại các Ngân hàng; công ty chứng khoán; công ty Bảo hiểm và tại các công ty tư vấn tài chính...; đồng thời sinh viên được các báo cáo viên đến từ bộ phận phân tích của DN; của Ngân hàng; công ty Bảo hiểm; công ty chứng khoán .. mô tả các công việc thực tế nghề Phân tích tài chính.

- Sinh viên được tham gia các hoạt động, các cuộc thi do Học viện tổ chức; được tham gia NCKH từ năm thứ nhất thông qua tham gia viết bài hội thảo NCKH; tham gia đề tài NCKH; Tham gia viết báo cáo thực tế; Tham gia các câu lạc bộ của Học viện....

Thông qua hoạt động đi thực tế; nghiên cứu khoa học và tham gia các câu lạc bộ chuyên môn cũng như tham gia các cuộc thi chuyên môn sẽ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm; vận dụng lý thuyết vào thực tiễn giúp sinh viên ra trường sẽ có kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt hơn.

PGS.TS. Vũ Văn Ninh - Trưởng Khoa TCDN và TS. Nguyễn Thị Thanh - Phó trưởng Khoa TCDN, Trưởng bộ môn PTTC trao tặng phần thưởng cho các SV có đề tài NCKH cấp Khoa năm học 2022-2023

 

Câu 8: Những ưu thế khi học chương trình Phân tích tài chính theo định hướng chứng chỉ quốc tế tại Học viện Tài chính?

-Thứ nhất: Bản thân các bạn thí sinh khi lựa chọn chương trình đào tạo Phân tích tài chính tại Học viện Tài chính đã là 1 ưu thế lớn. Bởi vì HVTC là trường ĐH đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này ở Việt Nam mở CTĐT Phân tích tài chính, phù hợp với yêu cầu quản trị tài chính của các đơn vị, các tổ chức trong nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, cũng như nhu cầu phân tích tài chính của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán để đưa ra các quyết định đầu tư tài chính hiệu quả.

- Thứ hai: Chương trình đào tạo Phân tích tài chính theo định hướng theo chứng chỉ CFAB (Kinh doanh – công nghệ - Tài chính của Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales). Kết hợp giữa đạo đức, công nghệ với kinh doanh và tài chính là ưu thế mới trong kỷ nguyên mới- kỷ nguyên công nghệ số.

- Thứ ba: Về các hoạt động trải nghiệm trong quá trình học tập và rèn luyện:

+ Sinh viên chương trình định hướng CCQT được trải nghiệm ngay từ năm đầu tiên khi bước vào HVTC đó là tham gia cuộc thi ‘AOF - Xúc cảm đầu tiên”, “AEP  student of The year”; “The Hamony”’ “English Champion”; ….vv.

+ Sinh viên được trải nghiệm đầu tư cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm đầu tiên khi vào chuyên ngành thông qua cuộc thi “Phân tích đầu tư tài chính” – một cuộc thi được bảo trợ chuyên môn của Bộ môn Phân tích tài chính; CTCP chứng khoán MB; IDA coaching Center. Các em sinh viên được đầu tư thực tế, lựa chọn các mã cổ phiếu để đầu tư trên thị trường chứng khoán cho kết quả thực. Từ đó giúp sinh viên có cơ hội thực hành Phân tích cơ bản; Phân tích ngành và Phân tích kỹ thuật, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn.

+ Trải nghiệm NCKH: Sinh viên chương trình định hướng chứng chỉ quốc tế của CTĐT Phân tích tài chính được NCKH ngay từ năm đầu tiên và được khen thưởng khi có thành tích trong học tập, NCKH; công tác phong trào. Phần thưởng được trích từ quỹ sinh viên “Vì ngày mai lập nghiệp” của Bộ môn Phân tích tài chính.

Sinh viên Dương Diệu Linh - CQ59/09.02CLC chia sẻ về phương pháp học tập hiệu quả tại Khoa TCDN và Học viện Tài chính.

- Thứ : Đội ngũ giảng viên của Bộ môn có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và NCKH. Đội ngũ giáo viên giảng dạy chương trình định hướng CCQT của CTĐT Phân tích tài chính là các GS, PGS, TS có trình độ chuyên môn cao. Các Thầy cô giảng dạy chuyên ngành bằng Tiếng Anh là các thầy cô được đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ học ở nước ngoài và các thầy cô đạt chứng chỉ quốc tế CFA; ACCA…vv.

- Thứ năm: Chương trình giảng dạy tiên tiến, hiện đại, cập nhật và đáp ứng được nhu cầu cao của xã hội.  

+ Với khoá 63 là khoá được đào tạo theo chương trình giảng dạy với khung chương trình là 120 tín chỉ (không bao gồm học phần GD thể chất và GD quốc phòng, an ninh). Có nhiều môn học mới, cập nhật được đưa vào chương trình đào tạo phù hợp với xu hướng đổi mới và hội nhập quốc tế như: Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học; Trí tuệ nhân tạo, Tài chính số…vv.

+ Hơn 50% các học phần của CTĐT PTTC tại HVTC được thiết kế theo định hướng chứng chỉ CFA- chứng chỉ hành nghề Phân tích tài chính của Mỹ. Hiện nay rất nhiều sinh viên của CTĐT Phân tích tài chính theo định hướng chứng chỉ quốc tế đã đạt được chứng chỉ CFA level 1

+ Nhiều học phần của ngành và chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh; sinh viên được học 18 tín chỉ của chương trình “Chứng chỉ quốc tế về Kinh doanh; công nghệ và Tài chính” và được học các Học phần của ngành TC-NH và ngành Kế toán như: Tài chính DN; Kế toán doanh nghiệp; Quản lý tài chính công: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại; Phân tích và dự báo dữ liệu tài chính; Đầu tư Tài chính...Bên cạnh đó Sinh viên được học các học phần của CTĐT PTTC như Tiêu chuẩn và Đạo đức nghề nghiệp; Lý thuyết PTTC; PTTC doanh nghiệp; PTTC nhà nước; PTTC tổ chức tín dụng; PTTC Tập đoàn; Phân tích kinh tế; Giám sát Tài chính...  So với với chương đào tạo trước, từ khoá 63 bổ sung môn học “Thực hành phân tích tài chính” với việc ứng dụng phần mềm trong phân tích; mời các chuyên gia tại các đơn vị như DN; NH; Công ty chứng khoán … về đào tạo phân tích thực tế tại đơn vị.

Đây là điểm ưu thế, phù hợp với mục tiêu chuẩn đầu ra của chuyên ngành đó là SV có thể làm việc tại các DN; Ngân hàng thương mại; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Công ty tài chính; Công ty chứng khoán; Công ty bảo hiểm; Công ty kiểm toán và Tư vấn tài chính …

- Thứ sáu: Sinh viên được học môn kỹ năng mềm trong chương trình chính khoá. Trong chương trình đào tạo của CTĐT PTTC theo định hướng theo CCQT có 3 tín chỉ đối với học phần Kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng quản lý và lãnh đạo; Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc: Kỹ năng PR… Đồng thời SV được học các kỹ năng mềm từ các chuyên gia trong nước và Quốc tế do ICAEW và IDA coaching Centre hỗ trợ; được tham gia STUDY TOUR TẠI Malaysia, Singapore. Sinh viên được tham gia trao đổi sinh viên giữa các trường ĐH trong khối trường ĐH Kinh tế...

-Thứ bảy: Định kỳ sinh viên CTĐT Phân tích tài chính được đi thực tế để thực hành các môn học Phân tích tài chính tại các đơn vị, tổ chức liên kết với ICAEW, Học viện Tài chính và Bộ môn Phân tích tài chính (MBS, FPT Telecom; FPTS; KPMG...)

- Thứ tám: Ưu thế vì cơ hội nghề nghiệp: Do nhu cầu công tác quản lý và giám sát tài chính ngày càng cao nên SV chuyên ngành Phân tích tài chính đào tạo theo định hướng chứng chỉ quốc tế ra trường có tỷ lệ có việc làm là 100%.

-Thứ chín:  Sinh viên CTĐT Phân tích tài chính có thể thực tập và làm việc tại các đơn vị trong nền kinh tế như: DN; NHTM; Công ty Tài chính; cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; Công ty Bảo hiểm; Công ty kiểm toán, tư vấn tài chính; công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư....

-Thứ mười: Môi trường đào tạo quốc tế, cơ sở vật chất tiện nghi, điều hòa, wifi, phòng học, trang thiết bị tốt nhất, giảng viên có chất lượng nhất, 100% sinh viên được trau dồi kỹ năng nghiên cứu khoa học....

TS. Nguyễn Thị Thanh - Phó Trưởng Khoa TCDN, Trưởng Bộ môn PTTC giới thiệu về bộ môn PTTC và CTĐT Phân tích Tài chính

 

Câu 9: Theo em biết, HVTC là trường đại học đầu tiên của cả nước mở CTĐT Phân tích tài chính. Đây là năm thứ 9, HVTC tuyển sinh CTĐT này. Việc hướng nghiệp và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành được thực hiện như thế nào để sinh viên CTĐT PTTC có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khi ra trường?

Năm nay là năm thứ 9, Học viện Tài chính tuyển sinh CTĐT Phân tích tài chính. Việc hướng nghiệp, phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên CTĐT Phân tích tài chính để đáp ứng được công việc khi ra trường đã được Học viện Tài chính và Bộ môn Phân tích tài chính quan tâm ngay từ khi sv học năm thứ nhất. Cụ thể:

*Thứ nhất: Về rèn luyện và phát triển kỹ năng cơ bản

+ Ngay từ khi vào trường các em đã được thi tuyển và tham gia các CLB của Học viện; Ngoài ra, các em được các chuyên gia đào tạo đến từ IDA coaching Centre đào tạo kỹ năng mềm trong quá trình học tập tại CN PTTC của Học viện tài chính; Được LCĐ Khoa TCDN tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn học tập; NCKH.

+ Sinh viên được tham gia các cuộc thi của HV và của chuyên ngành.Thông qua các cuộc thi và được đào tạo bài bản trên giảng đường sẽ giúp SV rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm tốt hơn.

*Thứ hai: Về rèn luyện và phát triển kỹ năng nghề nghiệp

+ SV được trải nghiệm đầu tư cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm đầu tiên thông qua “Cuộc thi Phân tích đầu tư tài chính” dưới sự bảo trợ chuyên môn của bộ môn Phân tích tài chính và công ty cổ phần chứng khoán MB. Đầu tư thực – lợi ích thực. Thông qua cuộc thi này thì sinh viên được thực hành các kỹ năng về Phân tích cơ bản; Phân tích ngành và Phân tích kỹ thuật để lựa chọn cổ phiếu định đầu tư và phân bổ danh mục đầu tư cho phù hợp.

+ Đối với các học phần chuyên ngành: Sinh viên được tham gia thuyết trình, làm bài tập nhóm đối với các tình huống: Tình huống về đạo đức hành nghề Phân tích tài chính; Thực hành Phân tích tài chính tại các DN theo các ngành; Phân tích tài chính tại các Ngân hàng thương mại; Phân tích tài chính tại Tập đoàn kinh tế; Phân tích tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Được thực hành các phần mềm phục vụ phân tích tài chính như: SQL; Power BI…

+ SV được tham gia thực tế tại đơn vị để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ Phân tích tài chính tại các DN; Tập đoàn kinh tế; tại các Ngân hàng; công ty chứng khoán; công ty Bảo hiểm và tại các công ty tư vấn tài chính...; đồng thời sinh viên được các báo cáo viên đến từ bộ phận phân tích của DN; của Ngân hàng; công ty Bảo hiểm; công ty chứng khoán .. mô tả các công việc thực tế nghề Phân tích tài chính.

+ SV được tham gia NCKH từ năm thứ nhất thông qua tham gia viết bài hội thảo NCKH của Khoa; tham gia đề tài NCKH; Tham gia viết báo cáo thực tế; tham gia các CLB chuyên môn…

Thông qua hoạt động đi thực tế; nghiên cứu khoa học và tham gia các câu lạc bộ chuyên môn cũng như tham gia các cuộc thi chuyên môn sẽ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm; vận dụng lý thuyết vào thực tiễn giúp sv ra trường sẽ có kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ tốt hơn.

TS. Nguyễn Thị Thanh - Phó Trưởng Khoa TCDN, Trưởng Bộ môn PTTC và TS. Nguyễn Hữu Tân - Phó trưởng bộ môn PTTC trao thưởng cho các sinh viên của CTĐT PTTC có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS đạt 7.0 trở lên

Câu 10: Những ưu thế khi học tại chương trình đào tạo Phân tích tài chính hệ chuẩn tại HVTC

-Thứ nhất: Khi các bạn thí sinh lựa chọn chuyên ngành PTTC tại HVTC đã là 1 ưu thế. Bởi vì đến tận bây giờ thì HVTC là vẫn là trường ĐH đầu tiên của cả nước mở CN Phân tích tài chính phù hợp với yêu cầu và xu thế quản lý tài chính của các đơn vị, các tổ chức trong nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Các bạn SV được học và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thông qua thảo luận và làm bài tập nhóm các môn học chuyên ngành như: Thực hành các tình huống về đạo đức nghề nghiệp; Thực hành về PTTC doanh nghiệp; PTTC nhà nước; PTTC tổ chức tín dụng; PTTC Tập đoàn; PT kinh tế: Giám sát tài chính ... thông qua các môn học này giúp các em có thể được vị trí việc làm nghề Phân tích tài chính tại các DN; Tập đoàn kinh tế; cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; Ngân hàng Thương mại; Công ty chứng khoán; Công ty bảo hiểm và hành nghề tư vấn tài chính tại các công ty tư vấn tài chính.

- Thứ hai: Một số học phần thuộc chương trình đào tạo PTTC tại HVTC được thiết kế theo định hướng chứng chỉ CFA: chứng chỉ hành nghề Phân tích tài chính của Mỹ, nhiều thầy cô của Bộ môn đã có chứng chỉ CFA và đã pass qua level 1; level 2

- Thứ ba: Đội ngũ giáo viên giảng dạy của CTĐT PTTC là các GS; TS có trình độ chuyên môn cao. Các thầy cô giảng dạy chuyên ngành bằng Tiếng Anh là các thầy cô được đào tạo Tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài và các thầy cô đạt chứng chỉ quốc tế CFA; ACCA..

- Thứ : Sinh viên CTĐT PTTC được trải nghiệm đầu tư cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm đầu tiên thông qua “Cuộc thi Phân tích đầu tư tài chính” dưới sự bảo trợ chuyên môn của Bộ môn Phân tích tài chính; CTCP chứng khoán MB; Thông qua cuộc thi này thì sinh viên được thực hành về Phân tích bối cảnh kinh tế XH; Phân tích cơ bản; Phân tích ngành và Phân tích kỹ thuật để lựa chọn cổ phiếu định đầu tư và phân bổ danh mục đầu tư cho phù hợp. Sinh viên vào vòng chung kết có cơ hội thực tập và tuyển dụng tại Công ty cổ phần chứng khoán MB...

- Thứ năm: Sinh viên được các báo cáo viên đến từ bộ phận phân tích của DN; của Ngân hàng; công ty Bảo hiểm; công ty chứng khoán; công ty tư vấn tài chính .. mô tả các công việc thực tế liên quan đến nghề Phân tích tài chính.

- Thứ sáu: Sinh viên được tham gia các hoạt động, các cuộc thi do Học viện tổ chức; được tham gia NCKH từ năm thứ nhất thông qua tham gia viết bài hội thảo các cấp; tham gia viết đề tài NCKH; Tham gia viết báo cáo thực tế; Tham gia các câu lạc bộ của Học viện....

- Thứ bảy: Bộ môn Phân tích tài chính có Quỹ học bổng sinh viên “ Vì ngày mai lập nghiệp”. Quỹ này dành riêng khen thưởng sinh viên chuyên ngành có thành tích đặc biệt như đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc; có thành tích trong các hoạt động NCKH và những SV có hoàn cảnh khó khăn.  

- Thứ tám: 100% sinh viên CTĐT PTTC có việc làm sau khi ra trường – đây là ưu thế rõ nét, có nghĩa là xã hội đang cần rất nhiều nguồn nhân lực được đào tạo từ lĩnh vực Phân tích tài chính.

 

Một số hình ảnh hoạt động dành cho sinh viên CTĐT Phân tích Tài chính:

 

SV chương trình đào tạo Phân tích tài chính trình bày tham luận tại HTKH sinh viên của Khoa TCDN.

Đại diện nhà tài trợ và Lãnh đạo Học viện Tài chính trao Giải Nhất cho đội “The Hammerheads” tại cuộc thi Phân tích đầu tư tài chính

TS. Nguyễn Thị Thanh- Phó trưởng Khoa, Trưởng Bộ môn PTTC trao thưởng cho nhóm sinh viên CTĐT PTTC đạt giải Khuyến khích đề tài NCKH cấp Bộ và nhóm sinh viên AOF Visionaries đạt giải Nhất cuộc thi “Vietnam ESG Challenge 2023”

 TS. Nguyễn Thị Thanh – Phó trưởng Khoa, Trưởng bộ môn PTTC và TS. Nguyễn Hữu Tân - Phó Trưởng ban Hợp tác Quốc tế trao phần thưởng của BM PTTC cho các sinh viên CTĐT PTTC đạt thành tích xuất sắc trong học tập

TS. Nguyễn Thị Thanh - Phó trưởng khoa TCDN và Anh Trần Anh Tuấn - Đại diện IDA Coaching Center trao thưởng cho các bạn sinh viên CTĐT Phân tích Tài chính đạt 7.0 trở lên chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS

Lãnh đạo Học viện khen thưởng 4 đội chơi xuất sắc nhất cuộc thi Phân tích Đầu tư tài chính năm 2023

 

 TS. Nguyễn Thị Thanh - Phó trưởng khoa TCDN, Trưởng bộ môn Phân tích Tài chính, TS. Hoàng Thị Thu Hường - Phó trưởng bộ môn Phân tích Tài chính trao thưởng cho sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực NCKH và đạt danh hiệu xuất sắc toàn khóa

 

 

Bộ môn Phân tích Tài chính

 

 

Số lần đọc: 200
Các bài đã đăng