HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-03-02-2015-08-img0 Ảnh-03-02-2015-08-img1 Ảnh-03-02-2015-08-img2 Ảnh-03-02-2015-08-img3 Ảnh-03-02-2015-08-img4 Ảnh-03-02-2015-08-img5 Ảnh-02-02-2015-22-img0 Ảnh-02-02-2015-22-img1 Ảnh-02-02-2015-22-img2 Ảnh-31-01-2015-17-img0
Hoạt động NCKH của sinh viên
Thứ sáu, 05/01/2018 - 18:49

ĐỀ CƯƠNG HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA TCDN NĂM 2018

 

 Chủ đề “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”

 

I. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

1.1. Kinh tế tư nhân và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường

- Khái niệm (bản chất) kinh tế tư nhân

- Mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân và kinh tế thị trường

- Các đặc điểm chủ yếu của kinh tế tư nhân

- Sự khác nhau giữa: kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân; kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể;

- Phân biệt kinh tế tư nhân và DN tư nhân

- Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân

1.2. Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường

- Khái niệm, Sự cần thiết phát triển kinh tế tư nhân

- Phân biệt tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá (theo từng tiêu chí) sự phát triển của kinh tế tư nhân

- Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế tư nhân:

+ Về phía bản thân các doanh nghiệp tư nhân (xem xét khả năng về các nguồn lực: nhân lực, tài lực, vật lực, kỹ thuật-công nghệ)

+ Về phía nhà nước (quan điểm đối với phát triển kinh tế tư nhân; Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân).

+ Chính sách thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân

+ Chính sách đầu tư đối với khu vực kinh tế tư nhân

+ Chính sách tín dụng và lãi suất đối với khu vực kinh tế tư nhân

+ Chính sách cho thuê đất (hỗ trợ mặt bằng kinh doanh) đối với khu vực kinh tế tư nhân

+ Các chính sách đối với thị trường tài chính, thị trường BĐS cho khu vực kinh tế tư nhân

+Chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin thị trường

+ Chính sách hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực

…..

+ Về phía môi trường kinh doanh: trình độ phát triển kinh tế - xã hội; vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế; cách mạng khoa học công nghệ; môi trường pháp lý; .v.v).

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tư nhân và bài học rút ra đối với Việt Nam.

- Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về phát triển kinh tế tư nhân

- Những bài học rút ra đối với Việt Nam trong việc phát triển kinh tế tư nhân

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

2.1. Quan điểm và chủ trương phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

- Khái quát quan điểm và chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ ở Việt Nam (có thể xem xét qua 3 giai đoạn : trước 1986; từ 1986 – 2005(*) và từ 2005 đến nay)

- Trao đổi, bình luận về quan điểm của Đảng xác định “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” tại văn kiện Đại hội XII và trong NQTW 5 của Đảng

2.2. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

  • - Hành lang pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

- Thực trạng chính sách thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

- Thực trạng chính sách đầu tư đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

- Thực trạng chính sách tín dụng và lãi suất đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

- Thực trạng chính sách cho thuê đất đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

- Thực trạng chính sách đối với thị trường tài chính, thị trường BĐS cho khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

- Những vấn đề đặt ra trong chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

2.3. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân- doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

- Đặc điểm kinh tế tư nhân ở Việt Nam

- Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân và DN tư nhân ở Việt Nam:

+ Khái quát quá trình hình thành, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và DN tư nhân ở Việt Nam (số lượng, cơ cấu ngành nghề- lĩnh vực hoạt động, quy mô lao động sử dụng bình quân/DN, quy mô vốn bình quân/DN; cơ cấu DN tư nhân và kinh tế tư nhân; năng lực cạnh tranh của DNTN; tình hình thành lập và giải thể, dừng hoạt động, phá sản, ...) qua các thời kỳ: Trước 1986; Từ 1986 đến 2005 và từ 2005 đến nay.

- Khái quát tình hình SXKD và tình hình tài chính của DNTN ở Việt Nam: thuận lợi, khó khăn, Doanh thu, quy mô vốn kinh doanh, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận,.. (sinh viên có thể lựa chọn viết về 1 DNTN, trong một ngành, một lĩnh vực nhất định, hoặc toàn bộ các DNTN – tuỳ theo khả năng thu thập số liệu)

- Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân- doanh nghiệp tư nhân trong phát triển KT-XH ở Việt Nam (đóng góp vào GDP, giải quyết việc làm, thu nộp NSNN, kim ngạch xuất khẩu,..)

III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và định hướng phát triển KTTN ở Việt Nam  trong những năm tới.

- Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế tác động đến hoạt động của các DNTN

- Định hướng phát triển các DNTN ở Việt Nam trong thời gian tới

3.2. Những quan điểm cơ bản cần quán triệt trong việc phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

3.3. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 

3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân (SV có thể viết về một trong các chính sách: chính sách thuế; chính sách tín dụng và lãi suất; chính sách đầu tư của Nhà nước, chính sách cho thuê đất, mặt bằng; chính sách về thị trường tài chính, thị trường BĐS dành cho khu vực kinh tế tư nhân…)

3.3.2. Giải pháp từ phía các DNTN Việt Nam (giải pháp huy động vốn, giải pháp đầu tư và sử dụng vốn, giải pháp phát triển thị trường, giải pháp đối với nguồn nhân lực…)

3.3.3.Giải pháp khác

3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp

Ghi chú:

- (*): 2005 – là thời điểm thống nhất hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của các DN trong nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam.

- Mỗi sinh viên có thể viết nhiều bài tham gia hội thảo, nhưng mỗi bài nên tập trung vào một vấn đề (hoặc nội dung) để đảm bảo chiều sâu của bài viết, góp phần nâng cao chất lượng hội thảo.

 

BAN CHỦ NHIỆM KHOA 

Số lần đọc: 17